Page 323 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 323
đã tác động đến tính hấp dẫn và cạnh tranh đối với nền kinh tế nước ta làm
cho nền kinh tế chưa thể theo kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Khi xem xét lực lượng lao động giai đoạn 2017-2020 về trình độ chuyên
môn kỹ thuật của Việt Nam có thể thấy qua Hình 12.2 tỷ lệ lực lượng lao
động theo trình độ chuyên môn.
Tỷ lệ lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn
30
25
20 11.1
15 9.5 9.5 10.6
10 3.3 3.7 3.8 3.8
5 5.3 5.2 4.7 4.4
0 3.5 3.6 3.7 4.7
2017 2018 2019 2020
Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên
Hình 12.2. Tỷ lệ lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)
Từ Hình 12.2 có thể thấy trình độ chuyên môn của lao động qua đào
tạo của nước ta có xu hướng tăng dần về trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong
đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đại học trở lên tăng khá ấn tượng. Đối với tỷ lệ
đào tạo đại học trở lên, tỷ lệ này ở năm 2017 là 9.5% đến năm 2020, tỷ lệ
này đạt 11.1%. Bên cạnh đó, tỷ lệ qua đào tạo cao đẳng cũng có chiều hướng
tăng khi đã tăng từ 3.3% năm 2017 lên 3.8% năm 2020. Bên cạnh đó, tỷ lệ
lao động qua đào tạo sơ cấp cũng tăng khi từ 3.5% năm 2017 đã tăng lên
mức 4.7% năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đội ngũ lao động qua đào tạo
trung cấp lại giảm qua các năm. Nhóm lực lượng lao động này đã giảm 0.9%
trong bốn năm từ 2017 đến 2020. Có thể thấy, nhân lực trình độ cao trong
nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng, thay đổi vầ có phần phát triển về chất,
lực lượng lao động đã có sự quan tâm đối với đào tạo về trình độ cao đẳng,
đại học trở lên.
12.2.2 Sơ lược về nguồn lực ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Nhìn nhận về đội ngũ lực lượng lao động tại vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) cho thấy như sau:
309