Page 322 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 322
Trước bối cảnh thống nhất hệ thống giáo dục - đào tạo, để tiếp tục đẩy
mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam cần có những cơ sở
giáo dục và đào tạo sớm đạt chuẩn khu vực và quốc tế, những trường trọng
điểm đặt ở các vùng, trung tâm kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước. Phải
chọn ra được những cơ sở giáo dục có chất lượng cao, uy tín để đầu tư trọng
điểm, đầu tư đồng bộ để trở thành mũi nhọn, tạo thành trung tâm nghiên cứu
ứng dụng công nghệ cao, trung tâm đào tạo ra các giảng viên, đội ngũ các nhà
khoa học, kỹ thuật lành nghề, sáng tạo và tâm huyết. Bên cạnh đó, tiếp tục
đầu tư nâng cao chất lượng cho cơ sở giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh sự nghiệp
xã hội hóa để mọi người dân đều có thể tích cực tham gia.
12.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
VIỆT NAM VÀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
12.2.1 Nguồn nhân lực của Việt Nam
Dân số Việt Nam năm 2020 là 97,58 triệu người, trong đó số dân thành
thị là 36.8% (Tổng cục Thống kê, 2021). Với lực lượng lao động là 53,6 triệu
triệu người, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 24.1%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
25
24.1
24
22.8
23
22
22 21.6
21
20
2017 2018 2019 2020
Hình 12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)
Theo thống kê trên, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên được đào tạo tăng
dần qua các năm. Tỷ lệ này năm 2017 là 21.6% và đến năm 2020, tỷ lệ này
đạt 24.1%. Tuy tỷ lệ đào tạo lao động qua đào tạo tăng nhưng vẫn rất thấp vì
cứ 4 người tham gia vào thị trường lao động thì chỉ có 1 người được qua đào
tạo. Con số này còn thể hiện lực lượng lao động của nước ta đa phần là làm
việc theo bản năng, kinh nghiệm, chưa qua trường lớp chính quy. Điều này
308