Page 327 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 327

viện trường thành lập mới, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm điều hành, quản lý
          và cung cấp nguồn lực cho các cơ sở mới.

               Năm  2007,  Ban  Giám  hiệu  Trường  ĐHCT  quyết  định  chuyển  đổi
          phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ triệt để cho tất cả các hình thức
          Trường đang đào tạo theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo
          dục và Đào tạo. Trường đã tích cực xây dựng hệ thống quản lý tích hợp đối
          với hoạt động quản lý cho tất cả các hệ chính quy, vừa làm vừa học và đào
          tạo từ xa. Song song đó, Trường cũng đã bỗ sung các phần mềm quản lý E-
          learning và Học liệu trực tuyến nằm hỗ trợ sinh viên trong công tác học tập,
          học thuật như sách, tài liệu, giáo trình, bài giảng,… Với những nỗ lực trên số
          lượng sinh viên được đào tạo và tốt nghiệp hằng năm theo hình thức vừa làm
          vừa học, đào tạo từ xa ngày càng tăng, có nhiều đóng góp nguồn nhân lực
          chất lượng cao cho các địa phương trong và ngoài vùng, điều này cũng cho
          thấy nỗ lực lớn của nhà trường trong hoạt động này (Tâm, 2017).

               Trong suốt quá trình thành lập và phát triển có thể phân chia các mốc
          với những thành tựu của nhà trường như sau:

               12.3.1.1  Viện ĐHCT: Đại học vì đồng bằng, đồng bằng vì đại học –
          dấu ấn đấu tranh của nhân dân ĐBSCL (1966-1975)
               Tính đến tháng 3 năm 1966, các miền Tây (ĐBSCL ngày nay) vẫn chưa
          có viện đại học nào được thành lập, cả công lập và dân lập. Trong bối cảnh
          đó, giới trí thức Sài Gòn và các tỉnh miền Tây đã đứng lên vận động thành lập
          Viện ĐHCT. Với những ngày đầu hoạt động Viện ĐHCT, tất cả từ con số
          không, về đội ngũ, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo,…
               Kết quả đào tạo đã cho thấy Viện đã vượt qua các khó khăn, thiếu thốn
          về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giảng viên để nhóm sinh viên tốt nghiệp
          từ Viện ĐHCT là những trí thức trẻ, nhiệt huyết được đào tạo bài bản, lành
          nghề. Tất cả họ đều trở thành giáo viên tại các trường trung học hoặc nhân
          viên, chuyên viên tại các cơ quan hành chính, xí nghiệp công và tư, ngân hàng
          nông nghiệp, Bộ và Ty (nay là sở) nông nghiệp địa phương,… Số lượng sinh
          viên tốt nghiệp trong giai đoạn này đã đóng góp một phần quan trọng vào sự
          phát triển giáo dục, văn hóa xã hội và sản xuất nông nghiệp cho ĐBSCL.
               12.3.1.2  Trường Đại học Cần Thơ vững vàng đi lên trong gian khó
          (1975-1990)

               Đất nước thống nhất, Viện ĐHCT đổi tên thành Trường ĐHCT dưới sự
          điều hành của Ban Lãnh đạo nhà trường mới và cùng với đội ngũ tri thức


                                                                                313
   322   323   324   325   326   327   328   329   330   331   332