Page 330 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 330

Bên cạnh đó, Trường khẳng định được vị thế của Trường đối với khu
          vực Đông Nam Á khi là thành viên của tổ chức Mạng lưới các trường đại học
          Đông Nam Á (ASEAN University Network – AUN). Khi tham gia vào tổ
          chức, Trường ĐHCT không chỉ có thể chia sẻ mục tiêu của tổ chức này về
          tăng cường mạng lưới hợp tác giữa các trường đại học, thúc đẩy hợp tác và
          đoàn kết giữa các học giả, nhà giáo dục và nhà nghiên cứu hay tham gia định
          hướng chính sách về giáo dục đại học mà còn có được cơ hội để nâng cao và
          giới thiệu hình ảnh của Trường rộng rãi trong khu vực Đông Nam Á và trên
          cả thế giới. Trên cương vị là một trong ba thành viên đại diện Việt Nam trong
          Mạng lưới Cơ sở giáo dục đại học trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á,
          Trường đã tích cực tham gia các hoạt động về bảo đảm và kiểm định chất
          lượng giáo dục đào tạo theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung cấp Trường
          và cấp chương trình của khu vực ASEAN (AUN-QA). Ngoài ra, Trường đã
          giới thiệu, tư vấn cho AUN kết nạp một số cơ sở giáo dục đại học của Việt
          Nam làm thành viên AUN-QA, góp phần tăng số lượng thành viên AUN-QA
          đại diện Việt Nam lên 38 trong tổng số 117 thành viên AUN-QA đến từ 09
          quốc gia ASEAN, tính tới tháng 12 năm 2020.

               12.3.1.5  Thành tựu đạt được trong hợp tác quốc tế

               Lãnh đạo Trường ĐHCT đã xác định tầm nhìn của Nhà trường là trở
          thành một trong những trường hàng đầu về chất lượng của Việt Nam và nằm
          trong nhóm các trường mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong khu vực
          Châu Á - Thái Bình Dương. Định hướng này đã thôi thúc tập thể lãnh đạo và
          cán bộ Trường không ngừng học hỏi, đề xuất, áp dụng các sáng kiến, giải
          pháp mang tính đột phá, sáng tạo giúp lèo lái con tàu tiên phong của giáo dục
          đại học vùng ĐBSCL ra biển lớn.

               Trường đã chủ động hội nhập quốc tế thông qua việc xây dựng các
          chương trình thu hút sinh viên và chuyên gia quốc tế đến học tập và làm việc,
          cũng như xây dựng chính sách đưa sinh viên đi trao đổi ở nước ngoài. Từ năm
          2010, Trường đã xây dựng Chương trình học phần nhiệt đới nhằm thu hút
          sinh viên quốc tế tham gia học tập, nghiên cứu về môi trường, nông nghiệp,
          khoa học đất, thủy sản, kinh tế, giáo dục, văn hóa, ngôn ngữ học, và đời
          sống,...  dựa  trên  điều  kiện  đặc  trưng  của  Việt  Nam,  đặc  biệt  là  khu  vực
          ĐBSCL.

               Cùng với những hoạt động trong hợp tác trong và ngoài nước, Trường
          ĐHCT cũng đã tiên phong trong công tác học liệu khi tiến hành thành lập
          Trung tâm Học liệu góp phần tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo



          316
   325   326   327   328   329   330   331   332   333   334   335