Page 325 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 325

Qua biểu đồ có thể nhìn thấy trong 4 năm từ 2017 đến 2020, tỷ lệ lao
          động qua đào tạo tại vùng ĐBSCL đã tăng 2%. Cụ thể, năm 2017, tỷ lệ lao
          động qua đào tạo của vùng là 12.9% đã tăng lên 13.4% năm 2018. Tuy tỷ lệ
          có giảm nhẹ vào năm 2018 khi đã giảm xuống mức 13.3% thì đến năm 2020,
          tỷ lệ này đã tăng vọt trở lại và đạt 14.9%.
               Có thể nhìn nhận khách quan là đối với vùng ĐBSCL đã có những thay
          đổi trong quan điểm, nhận thức, chuyển dịch trong áp dụng các tiến bộ khoa
          học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động khi lực
          lượng lao động của vùng giảm qua các năm nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo
          tại đây lại tăng. Điều này sẽ góp phần lớn vào việc đưa vùng có thể phát triển
          nhanh chóng, giảm chi phí nhân công nhưng vẫn mang lại hiệu quả trong phát
          triển kinh tế.
               Trong tình hình đó, Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ
          năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
          thứ tư” đã được phê duyệt theo quyết định 1446/QĐ-TTg để giải quyết vấn
          đề thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Bên cạnh đó, Nghị
          quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 ban hành Chương trình hành động của
          Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính
          trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an
          ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng được xem là
          các chính sách, chủ trương vô cùng quan trọng, cú hích cho sự tăng tốc của
          của vùng ĐBSCL. Một số nội dung cần phải thực hiện như hoàn thiện thể chế
          phát triển, nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là
          nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục
          vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc
          tế và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chủ động tham mưu, đề xuất
          với Đảng, Nhà nước và Chính phủ về cơ chế, chính sách, chiến lược, quy
          hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, nhiệm vụ, dự án có quy mô vùng, có
          tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi
          khí hậu đang là những ưu tiên của các địa phương các cơ sở giáo dục và đào
          tạo trọng vùng.
               12.3  CÁC  THÀNH  TỰU  TRONG  ĐÀO  TẠO  CỦA  TRƯỜNG
          ĐẠI HỌC CẦN THƠ

               12.3.1  Trường Đại học Cần Thơ - Quá trình hình thành và phát triển

               Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) được thành lập ngày 31 tháng 03
          năm  1966  với  tên  gọi  Viện  Đại  học  Cần  Thơ  với  bốn  khoa:  Khoa  học;

                                                                                311
   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329   330