Page 311 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 311

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu thị trường
          trong và ngoài nước

               - Trong  chính  sách  phát  triểnnguồn  nhân  lực  chất  lượng  cao  của
          ĐBSCL, cần chú trọng đến yêu cầu của thị trường, quá trình chuyển dịch cơ
          cấu kinh tế, xu hướng yêu cầu của nhà tuyển dụng để có những chính sách
          phù hợp. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường
          xuất khẩu cũng là một xu hướng cần được quan tâm trong quá trình hội nhập
          thế giới.

               Kết hợp hài hòa các giá trị văn hoá truyền thống và tiếp thu văn hoá
          công nghệ trong kinh tế
               - Chính sách phát triển nguồn nhân lực phải hướng tới việc giữ gìn và
          phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc (các triết lý đạo đức,
          tính nhân văn được đưa vào trong các trường học).

               - Bên cạnh đó cần mạnh dạn tiếp thu các giá trị văn hoá tiên tiến trong
          quá trình cải cách, tiếp thu công nghệ và các văn hoá trong kinh doanh, quản
          lý, lối sống. Sự kết hợp này sẽ tạo nên những nét mới lạ trong quá trình phát
          triển của đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

               - Đồng thời cũng tạo nên những tiềm lực phát triển nguồn nhân lực chất
          lượng cao thích ứng với yêu cầu của các dự án đầu tư nước ngoài vào ĐBSCL
          cũng như thị trường lao động quốc tế.

               11.3.2  Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở khía cạnh cầu
          lao động

               11.3.2.1  Giải  pháp  về  quy  mô  cơ  cấu  đối  với  phát  triển  nguồn
          nhân lực

               - Phát triển về số lượng lao động chất lượng cao là nội dung rất quan
          trọng của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khi lực lượng này còn ít
          và cơ cấu lao động của nền kinh tế thiếu trầm trọng công nhân kỹ thuật và lao
          động kỹ thuật có trình độ cao. Phát triển số lượng lao động chất lượng cao
          liên quan trực tiếp đến hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia, hệ thống này sẽ
          quyết định phát triển hệ đào tạo nào, số lượng đầu vào từng loại,...

               - ĐBSCL cần phân luồng học sinh ngay từ các bậc học thấp bằng cách
          quy hoạch một hệ thống trường dạy nghề, trung cấp nghề thích hợp, để giảm
          bớt lưu lượng học sinh hướng vào đại học.





                                                                                297
   306   307   308   309   310   311   312   313   314   315   316