Page 289 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 289
NỀN KINH TẾ TRI THỨC
Cơ chế Hệ thống Cơ sở hạ
kinh tế và Giáo dục đổi mới tầng về
thể chế sáng tạo thông tin và
truyền thông
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ
Hình 10.2. Trụ cột nền kinh tế tri thức
(Nguồn: World Bank, 2007)
Nền kinh tế tri thức được xem là động lực chính của tăng trưởng kinh
tế trong tương lai. Vì vậy, theo World bank (2007), nền kinh tế này cần được
xây dựng dựa trên bốn trụ cột: (1) Cơ chế kinh tế và thể chế (Economic and
institutional regime); (2) Giáo dục (Education); (3) Hệ thống đổi mới sáng
tạo (Innovation system); và (4) Cơ sở hạ tầng về thông tin và truyền thông
(Information and communication infrastructure).
Cơ chế kinh tế và thể chế bao gồm các chính sách về kinh tế và thể chế
cho phép việc huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả, khuyến khích tinh
thần doanh nghiệp, thúc đẩy sự sáng tạo, phổ biến, và sử dụng hiệu quả tri
thức. Trụ cột này bao trùm nhiều lĩnh vực chính sách khác nhau: kinh tế vĩ
mô, tài chính ngân hàng, thương mại, thị trường lao động,.… Một cơ chế kinh
tế và thể chế yếu kém dẫn đến môi trường kinh doanh yếu kém, thiếu minh
bạch, tham nhũng, thiếu ý chí và cơ hội sáng tạo. Vì vậy, cơ chế kinh tế và
thể chế yếu sẽ là trở lực lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung,
và nền kinh tế tri thức nói riêng. Do đó, để xây dựng nền kinh tế tri thức
ĐBSCL, các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường,
xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy
định của WTO để tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, bảo
vệ sở hữu trí tuệ, khuyến khích tinh thần doanh nghiệp, tạo động lực cho mọi
thành phần kinh tế không ngừng đổi mới sáng tạo.
275