Page 280 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 280

Powell  and  Snellman (2004) cho  rằng nền kinh  tế  tri  thức dựa  trên
          những hoạt động có hàm lượng tri thức cao, từ đó thúc đẩy các tiến bộ về
          khoa học và công nghệ, vì vậy những tri thức hiện hữu cũng trở nên lỗi thời
          nhanh chóng tương ứng. Đặc điểm chính của một nền kinh tế tri thức là tăng
          trưởng sẽ phụ thuộc nhiều vào năng lực tri thức của con người nhiều hơn là
          các yếu tố đầu vào vật chất hay tài nguyên thiên nhiên.

               Suh and Chen (2007) định nghĩa nền kinh tế tri thức là nền kinh tế sử
          dụng tri thức như là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, trong đó tri thức
          được hấp thu, tạo ra, phổ biến, và sử dụng hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển
          kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế tri thức không nhất thiết phải xoay quanh công
          nghệ cao và công nghệ thông tin. Ví dụ, việc áp dụng những kỹ thuật mới
          trong canh tác nông nghiệp có thể nâng cao sản lượng đáng kể, hay việc sử
          dụng những dịch vụ logistic hiện đại có thể cho phép những ngành nghề thủ
          công truyền thống mở rộng thị trường tiêu thụ hơn so với trước đây.

               Như vậy, mặc dù tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, nội hàm chính của
          nền kinh tế tri thức có vai trò quan trọng quyết định của tri thức đối với sự
          phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế tri thức, việc sản xuất, phân phối và sử
          dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội nhằm
          tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, sự ra đời và phát triển
          của nền kinh tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển của xã hội. Với
          cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã thúc đẩy sự phát triển
          về mọi mặt kinh tế, xã hội một cách nhanh chóng và mang tính đột phá của
          công nghệ thông tin.

               10.4  ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ TRI THỨC

               Hadad (2017) chỉ ra rằng cuộc cách mạng toàn cầu hóa và sự phát triển
          của công nghệ là lý do dẫn đến sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế
          tri thức được thừa nhận là nền kinh tế dựa trên sản xuất, phân phối, sử dụng
          kiến thức và thông tin. Do đó, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ dựa trên
          khả năng khai thác tài nguyên tri thức.
               Cùng quan điểm trên, Hadad (2017) cũng chỉ ra nền kinh tế dựa trên
          tri thức là nền kinh tế trong đó kiến thức được tạo ra, phân phối và sử dụng
          để thúc đẩy tăng trưởng và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc
          gia. Theo Nonaka and Takeuchi (1995), kiến thức gồm hai loại là kiến thức
          được mã hóa được thiết lập thông qua đào tạo giáo dục chính thức và kiến
          thức có được nhờ kinh nghiệm. Đáng chú ý, hai loại kiến thức này thường



          266
   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284   285