Page 202 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 202

(6) Tạo gắn kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển
          tiềm lực và hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục được
          hưởng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về
          việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công
          nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
               (7) Lồng ghép việc triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các
          cơ sở giáo dục với các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia, các
          chương trình, dự án được các quỹ, tổ chức quốc tế hỗ trợ. Tạo điều kiện thuận
          lợi để các cơ sở giáo dục tham gia Đề án thí điểm cơ chế đối tác công - tư,
          đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

               6.3.4  Tăng cường hoạt động trải nghiệm và xây dựng các mô hình
          phục vụ cộng đồng

               Cách tiếp cận “Học tập thông qua trải nghiệm” (Experiential learning)
          đã đặt nền tảng lý luận cho việc gắn kết giữa kiến thức trong nhà trường với
          thực tiễn cuộc sống đã được hình thành từ rất sớm (Dewey, 1938). Theo
          Maurrasse (2001), giáo dục đại học được ví như chiếc ghế ba chân: đào tạo,
          nghiên cứu và phục vụ cộng đồng; trong đó phục vụ cộng đồng được xem
          như chân thứ ba cùng với hai chân khác giữ cho ghế luôn được đứng vững.
          Từ đây, hoạt động gắn kết, phục vụ cộng đồng ngày càng trở nên quan trọng
          và được coi là trụ cột thứ thứ ba của trường đại học (Schuetze, 2012; Soska
          et al., 2010, trích dẫn bởi Hảo & Lưỡng, 2019).

               Hoạt động trải nghiệm là hoạt động mà trong đó người học dựa trên sự
          huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau
          để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội; tham gia hoạt
          động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và
          tổ chức của nhà giáo dục; qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng
          lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng
          lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực
          thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác.
          Ngay đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm cùng
          với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động xuyên suốt tất cả các
          cấp học và bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Đức và ctv.,
          2016; Vương & Quang, 2018). Điều này đòi hỏi trước tiên các trường đại học,
          cao đẳng đều cần phải tổ chức hoạt động giúp nâng cao năng lực thiết kế và
          tổ chức các hoạt động trải nghiệm, cho sinh viên các ngành sư phạm.





          188
   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207