Page 199 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 199

trình độ chuyên môn, các kỹ năng, năng lực ngoại ngữ, năng lực nghiên cứu
          khoa học cụ thể.

               Tiếp theo, mỗi cơ sở giáo dục đại học cần có chính sách khuyến khích,
          khen thưởng động viên kịp thời những giảng viên cố gắng, nỗ lực phấn đấu
          rút ngắn thời gian; ngược lại, giảng viên không hoàn thành tiến trình phấn đấu
          sẽ có chế tài xử lý, điển hình như không được nâng lương trước hạn...

               e) Đối với việc xây dựng các chính sách đãi ngộ đặc thù cho giảng viên

               Các cơ sở giáo dục đại học cần có những chính sách phù hợp nhằm thu
          hút các giảng viên có trình độ giỏi, có trình độ cao và các giảng viên đã, đang
          học tập ở nước ngoài trở lại cơ sở giáo dục đại học để tiếp tục cống hiến. Nhà
          trường cũng cần có những biện pháp để luôn “giữ chân” giảng viên giỏi; xây
          dựng chính sách cụ thể để “tạo nguồn” Giáo sư, Phó Giáo sư với những giảng
          viên có tiềm năng.

               6.3.2  Đổi mới chương trình đào tạo
               Xây dựng, đổi mới mô hình, nội dung CTĐT nhằm nâng cao chất lượng
          để đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế là những nội dung
          quan trọng để đổi mới giải pháp đào tào theo hướng phát triển năng lực.

               Trong bối cảnh nền giáo dục thế giới đang có những biến chuyển nhanh
          theo xu thế thời đại, đương đầu với sự cạnh tranh, các trường đại học ở Việt
          Nam đang đứng trước những vận hội, thời cơ và thách thức mới. Do vậy, mỗi
          trường phải luôn đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo để khẳng định thương
          hiệu bằng việc cung ứng cho thị trường lao động những sản phẩm đào tạo
          chất lượng cao và gắn liền với định hướng nghiên cứu. Trong điều kiện thực
          tiễn của ĐBSCL, với sự phát triển đồng thời của cả hai lĩnh vực công nghiệp
          và nông nghiệp, cần thiết phải tiến hành song song cả đổi mới mô hình đào
          tạo, xây dựng CTĐT và nội dung chương trình. Việc đổi mới CTĐT cần chú
          trọng đến tính thiết thực, hiệu quả của CTĐT, phát huy tiềm năng của người
          học, nâng cao kỹ năng của sinh viên để nhanh chóng thích ứng với công việc
          sau khi tốt nghiệp, tăng cường đổi mới phương pháp dạy – học mới, ứng dụng
          công nghệ như đào tạo trực tuyến, học liệu mở, giáo trình online; sắp xếp
          chương trình, tổ chức đào tạo, thiết kế các bài thí nghiệm thực hành và những
          loại thiết bị cần thiết để đầu tư, đặc biệt chú ý và phân nhóm ngành để có sự
          đầu tư chuyên biệt và kịp thời.






                                                                                185
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204