Page 198 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 198

Trong giảng dạy, luôn đặt ra yêu cầu cao với đơn vị chuyên môn và
          từng giảng viên. Công tác chuẩn bị bài giảng, kế hoạch giảng bài luôn đầy đủ,
          chu đáo. Các phương pháp giảng dạy mới, tiên tiến được đội ngũ giảng viên
          cập nhật, bổ sung kịp thời, áp dụng vào quá trình giảng dạy. Người giảng viên
          trong quá trình giảng dạy phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới; nội dung
          giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đơn vị, đồng
          thời phải kết hợp liên thông được với kiến thức từ các học phần khác, sử dụng
          đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học làm trung
          tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và
          tự nghiên cứu.

               c) Đối với công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên
               Ba nhiệm vụ chính của giảng viên hiện nay là giảng dạy, NCKH và
          phục vụ cộng đồng. Để giảng viên có thể thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu
          khoa học, từ đó ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn giảng
          dạy và hướng đến chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng, các trường đại
          học cần tạo điều kiện thuận lợi và đẩy mạnh hoạt động NCKH thông qua
          chính sách và yêu cầu phù hợp, tuy nhiên cần có sự linh hoạt tùy vào điều
          kiện thực tiễn của từng cơ sở đào tạo. Một số chính sách điển hình để thúc
          đẩy công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên có thể bao gồm như (i) có
          chính sách ưu tiên cho giảng viên sau khi tốt nghiệp tiến sĩ được thực hiện đề
          tài cấp cơ sở; (ii) định kì tổ chức tập huấn chuyên sâu về cách viết thuyết
          minh, lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí đề tài để giảng viên dễ dàng tiếp
          cận nghiên cứu; (iii) có chính sách khen thưởng cho giảng viên có nghiên cứu
          khoa học tốt, có xuất bản trên các tạp chí khoa học; (iv) xây dựng các nhóm
          nghiên cứu đặc thù, hướng đến nhóm nghiên cứu mạnh để có thể tranh thủ
          tìm các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cao; (v) cải tiến công tác thông tin
          khoa học công nghệ trên nền tảng trang điện tử, kịp thời cập nhật các thông
          tin đề xuất, hợp tác và sự kiện khoa học công nghệ để hỗ trợ hoạt động nghiên
          cứu của giảng viên.
               d) Đối với công tác tự đánh giá, đánh giá đội ngũ giảng viên

               Tất cả cơ sở giáo dục đại học đều phải tổ chức đánh giá, phân loại giảng
          viên trên cơ sở đề án vị trí việc làm để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù
          hợp, tránh dàn trải, thiếu tập trung gây lãng phí và không hiệu quả.
               Một trong những giải pháp đầu tiên là yêu cầu giảng viên đăng ký lộ
          trình phát triển nghề nghiệp của mình để tạo “sức ép” phấn đấu cho giảng
          viên. Chẳng hạn, trong giai đoạn 5 năm giảng viên cần đạt được yêu cầu về


          184
   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203