Page 203 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 203
Không chỉ đối với lĩnh vực đào tạo giáo viên, trải nghiệm, gắn kết thực
tiễn để hướng tới phục vụ cộng đồng là nhu cầu cần thiết ở tất cả các lĩnh vực,
ngành nghề đào tạo để nâng cao năng lực của người học, đáp ứng yêu cầu
người sử dụng lao động. Nói cách khác, hoạt động trải nghiệm thực tế, liên
kết, hỗ trợ và phục vụ cộng động chính là phương thức giảng dạy và học tập
từ thực tiễn, kết hợp học đi đôi với hành, giúp cho người học tiếp cận một
cách dễ nhất. Việc chọn lựa hình thức trải nghiệm sáng tạo sẽ phụ thuộc vào
từng lĩnh vực, ngành nghề, từng nhóm học phần. Một trong những mô hình
tổng quát về đào tạo gắn kết cộng đồng được tổng hợp bởi Bender (2008; trích
dẫn bởi Hảo & Lưỡng, 2019), thể hiện ở Hình 6.1.
Cộng đồng
Giảng dạy & học tập Nghiên cứu
Phục vụ & dịch vụ
Dạy học trong môi Nghiên cứu khoa học
trường cộng đồng
Các hoạt động vì dựa vào cộng đồng
cộng đồng Các hoạt động
tình nguyện
Hình 6.1. Mô hình hoạt động gắn kết cộng đồng của trường đại học
(Nguồn: Bender, 2008)
Phân tích của Hảo & Lưỡng (2019) cho thấy, theo mô hình này, mỗi
trường đại học có ba nhiệm vụ chính: dạy học/đào tạo (Teaching and
Learning), NCKH (Research) và phục vụ/dịch vụ (Service) trong và ngoài
nhà trường. Phần giao nhau giữa ba hoạt động này với các hoạt động của cộng
đồng được xem là hoạt động gắn kết cộng đồng. Nội hàm của gắn kết cộng
đồng theo mô hình này cho thấy có sự bao hàm luôn cả hoạt động phục vụ
cộng đồng, gồm các hoạt động cụ thể sau:
- Dạy học trong môi trường cộng đồng (Service learning): Là cách tiếp
cận dạy học dựa trên trải nghiệm (Experiential learning) ở đó người học có
cơ hội áp dụng những điều được học và kinh nghiệm của mình trong nhà
trường để giải quyết các vấn đề của cộng đồng, từ đó giúp họ hiểu sâu hơn
những điều được học (Eyler & Giles, 1999). Đây chính là cách sử dụng
189