Page 204 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 204

phương pháp dạy học dựa trên dự án với nội hàm của dự án là giải quyết các
          vấn đề của cộng đồng. Điển hình như hoạt động trải nghiệm được tổ chức
          dưới hình thức các chuyến đi về nguồn, hoặc được tổ chức ngay trong khu du
          lịch sinh thái - văn hóa, viện bảo tàng, đánh giá thực trạng về một vấn đề đời
          sống (ô nhiễm môi trường, khí thải, rác thải tại địa phương,…) nhờ đó, người
          học không chỉ được nghe mà còn được nhìn thấy những minh chứng thật, hiện
          vật thật, sinh động.
               - Các hoạt động vì cộng đồng (Community outreach): Là các nỗ lực,
          hoạt động do trường đại học chủ trì nhằm phổ biến, lan tỏa sứ mạng, tri thức
          và các giá trị mà nhà trường có thể mang lại cho cộng đồng. Các hoạt động
          này là phi lợi nhuận (non-profit) và cũng không nhằm mục tiêu quảng bá về
          nhà trường và các sản phẩm giáo dục. Ví dụ: tổ chức các buổi tập huấn, nói
          chuyện chuyên đề dành cho công chúng; tham gia thảo luận, trao đổi về các
          vấn đề của cộng đồng; chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp địa
          phương; cho phép cộng đồng sử dụng các dịch vụ của nhà trường (thư viện,
          phòng thí nghệm, cơ sở hạ tầng cho hoạt động thể thao, văn hóa, ...).
               - Các hoạt động tình nguyện (Volunteerism): Là các hoạt động của
          trường đại học tham gia theo yêu cầu của cộng đồng nhằm góp phần giải
          quyết các vấn đề đang đặt ra cho cộng đồng. Ví dụ: hiến máu nhân đạo, vệ
          sinh môi trường, xóa mù chữ cho trẻ em nghèo.

               -  Nghiên  cứu  khoa  học  dựa  vào  cộng  đồng  (Community  –  based
          research): Là các hoạt động nghiên cứu có xuất phát từ các vấn đề cần giải
          quyết của cộng đồng; có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình hình thành
          ý tưởng, được triển khai và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong cộng đồng;
          có sản phẩm nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển của cộng đồng

               Nói cách khác, dạy học trải nghiệm có thể diễn ra ở trong và ngoài lớp
          học. Ở trên lớp, đó là quá trình người học được trải nghiệm thông qua những
          hoạt động giao tiếp và hợp tác, những phương tiện trực quan (video, hình ảnh,
          mô  hình,...),  những  tình  huống  dạy  học,  những  hoạt  động  thực  hành,  thí
          nghiệm; ở ngoài lớp học, không gian trải nghiệm vô cùng phong phú và đa
          dạng, điển hình như tham quan, thực tập thực tiễn tại doanh nghiệp, kể cả các
          hoạt động giao lưu, văn nghệ, hoạt động cộng đồng,... (Phúc, 2018).

               Tóm lại, áp dụng hoạt động trải nghiệm hướng đến phục vụ cộng đồng
          sẽ giúp hình thành và phát triển cho người học các người học các năng lực tự
          chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, được biểu
          hiện qua các năng lực đặc thù, cụ thể là (i) năng lực thích ứng với cuộc sống;


          190
   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209