Page 209 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 209
và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên – là những nơi có cơ sở vật chất tốt,
môi trường sư phạm cùng đội ngũ cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm,… đẩy
mạnh hoạt động đào tạo, đáp ứng thiết thực nguồn nhân lực chất lượng cao
cho cả vùng ĐBSCL cũng như các vùng miền khác trên cả nước. Bên cạnh
hoạt động đào tạo, nhà trường cũng đã kết nối, tổ chức các hoạt động nghiên
cứu khoa học, chuyển gia công nghệ chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản
lý và đào tạo tại các đơn vị góp phần hỗ trợ sự phát triển, nâng cao năng lực
của các đơn vị đào tạo trong vùng và ngoài vùng.
7.2.1.2 Nhu cầu nguồn nhân lực trình độ của vùng ĐBSCL
Cùng với Tây Nguyên và Tây Bắc, vùng ĐBSCL được đánh giá là 3
“vùng trũng về giáo dục” của cả nước. Thực trạng cho thấy khoảng cách, sự
ngăn cách, khó khăn trong việc di chuyển, cùng hạ tầng giao thông yếu,…
nên đã từ lâu các vùng này luôn gặp khó khăn trong các lĩnh vực trong đó có
lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)
15.5
14.9
15
14.5
14
13.4 13.3
13.5
12.9
13
12.5
12
11.5
2017 2018 2019 2020
Hình 7.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại ĐBSCL
Thật vậy, hình 7.1 cho thấy vùng ĐBSCL với với 13 tỉnh, thành phố và
trên 17 triệu dân, chiếm tỷ lệ 20% dân số cả nước, nơi có nhiều điều kiện phát
triển về nông nghiệp, thủy hải sản,… nhưng có tỷ lệ lao động qua đào tạo rất
thấp. Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân, trong những năm
gần đây, số lượng có tăng nhưng không đáng kể, chưa đạt đến 15%. Các con
số trên đã thể hiện rõ vùng trũng về giáo dục và đào tạo của vùng.
195