Page 211 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 211
Sau khi thống nhất đất nước 1975, trước nhu cầu đào tạo nhanh cho đội
ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho vùng là rất lớn.
Để giải quyết nhu cầu này, trong năm 1978 Trường ĐHCT đã thành lập Khoa
Tại chức – đơn vị phụ trách, tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo ngoài
chính quy để có thể đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ cho đội ngũ
quản lý tại địa phương theo hình thức tại chức với mục đích vừa làm vừa học,
không làm gián đoạn quá trình công tác tại đơn vị trong giai đoạn đất nước
vừa thống nhất, nguồn nhân lực có trình độ còn thiếu nhiều.
Trong giai đoạn này, các chương trình hợp tác đào tạo của trường
ĐHCT đã được địa phương tích cực hưởng ứng, ủng hộ và giúp sức bởi các
trung tâm giáo dục thường xuyên tại các địa phương. Đây là tiền đề quan
trọng để đến những năm 1990, các đơn vị này được phát triển thành các cơ sở
đào tạo cao đẳng, đại học tại các địa phương và tiếp tục hợp tác đào tạo cùng
Trường ĐHCT trong đào tạo nhân lực trình độ cao tại các địa phương.
Như vậy, thực tế cho thấy nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc
hợp tác trên, từ những năm 1978 đến nay, Trường ĐHCT tích cực đề xuất và
chủ động kết nối với các viện trường trong cả nước, với các cơ sở giáo dục
và đào tạo ở các địa phương, thông qua phương thức giáo dục chính quy, giáo
dục thường xuyên (vừa làm vừa học và đào tạo từ xa,…) đã tổ chức linh hoạt,
đa dạng nhiều hình thức đào tạo, kết quả đã đào tạo được hơn 150 ngàn cử
nhân, kỹ sư, bác sĩ,… các hình thức, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất
lượng cao cho các địa phương trong và ngoài vùng. Trong giai đoạn hội nhập,
công tác hợp tác đào tạo càng trở nên đặc biệt quan trọng khi nhu cầu đào tạo
không còn chỉ gói gọn trong đào tạo trình độ đại học nữa mà đã mở rộng ra
các chương trình bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn để người học có thể kịp thời
bổ sung, cập nhật, tăng cường các kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu
công tác và cuộc sống.
7.2.2 Hiện trạng liên kết, hợp tác đào tạo vùng ĐBSCL
7.2.2.1 Thực trạng về hợp tác đào tạo vùng ĐBSCL
Tính đến thời điểm hiện tại, dù số cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học
trong vùng đã tăng so với giai đoạn 2000 - 2010, vùng ĐBSCL hiện có 16
trường đại học, 3 phân hiệu đại học công lập và ngoài công lập cùng với 38
trường Cao đẳng. Như vậy, các cơ sở giáo dục đại học trên phải chịu trách
nhiệm đào tạo cho lực lượng lao động khoảng 9.898,9 nghìn người, đây thật
sự là quá tải về số lượng, chưa nói đến chất lượng. Mặt khác, khả năng đáp
197