Page 210 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 210
Cùng với sự phát triển của đất nước, cơ sở hạ tầng đã và đang từng bước
được cải thiện nhưng xét về điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển giáo dục và đào
tạo của vùng ĐBSCL vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt ở lĩnh vực
đào tạo bậc đại học.
Cũng theo số liệu thống kê (Tổng cục Thống kê, 2022), ĐBSCL với
dân số trung bình là 17.318.6 nghìn dân nhưng số giảng viên đại học của vùng
là 6.768 người, đạt bình quân 39 giảng viên/1.000 dân. Con số này thật sự
quá thấp để có thể đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực trình độ cao
cho vùng. Hình 7.2 cho thấy nguồn nhân lực tinh hoa – đội ngũ giảng viên để
có thể góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các địa phương
trong vùng đều tập trung tại Thành phố Cần Thơ còn ở các địa phương khác
nguồn nhân lực trên lại rất thấp. Do đó, trong bối cảnh trên, việc liên kết, hợp
tác đào tạo có ý nghĩa rất cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn công nghiệp
hóa – hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay.
Số giảng viên các trường đại học
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
Long Tiền Trà Vĩnh Đồng An Kiên Cần Hậu Bạc
An Giang Vinh Long Tháp Giang Giang Thơ Giang Liêu
2018 344 296 953 712 475 488 185 2891 436 195
2018 554 270 1160 655 455 466 221 2769 270 182
2019 334 308 1144 729 448 441 205 2736 266 176
2018 2018 2019
Hình 7.2. Số giảng viên các trường đại học
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2022)
7.2.1.3 Quan điểm và hành động của Trường ĐHCT
Trường ĐHCT, tiền thân là Viện ĐHCT được hình thành năm 1966, với
mục tiêu giải quyết nhu cầu nâng cao trình độ của vùng châu thổ vào thời kỳ
đó. Ngay khi đất nước thống nhất thì vai trò, nhiệm vụ trên của Trường ngày
càng được khẳng định.
196