Page 207 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 207

Chương 7

                 NÂNG CAO NĂNG LỰC HỢP TÁC ĐÀO TẠO
                 VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÙNG ĐBSCL

                                                                                 3,4
                                                  Nguyễn Chí Ngôn 1,2* , Lê Văn Lâm ,
                                           5,6
                                                              7
                      Lê Nguyễn Đoan Khôi , Nguyễn Minh Tân  và Phạm Phương Tâm    7
                                           2
                                                              3
                          1 Hội đồng trường,  Trường Bách Khoa,  Phòng Hợp tác quốc tế,
                                          4
                                            Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông
                   5 Phòng Quản lý Khoa học,  Trường Kinh tế,  Trung tâm Liên kết đào tạo
                                                           7
                                           6
                                                             Trường Đại học Cần Thơ
                                                          *
                                                         ( Email: ncngon@ctu.edu.vn)

               7.1  GIỚI THIỆU
               Toàn cầu hóa và xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công
          nghiệp lần thứ tư đòi hỏi thế hệ công dân trong tương lai phải được trang bị
          những năng lực, kỹ năng mới để có thể thành công trong môi trường cạnh
          tranh toàn cầu (Minh, 2021). Thật vậy, Diễn đàn kinh tế thế giới nhận định
          10 kỹ năng quan trọng nhất mà người lao động cần được trang bị đến 2025
          gồm có: (1) Tư duy phân tích và đổi mới; (2) Học tập tích cực và chiến lược
          học tập; (3) Giải quyết vấn đề phức tạp; (4) Tư duy phản biện và phân tích;
          (5) Khả năng phục hồi, khả năng chịu đựng căng thẳng và tính linh hoạt;
          (6) Sáng tạo, độc đáo và chủ động; (7) Lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội; (8) Lập
          luận,  giải  quyết  vấn  đề  và  hình  thành  ý  tưởng;  (9)Trí  tuệ  cảm  xúc;  và
          (10) Thiết kế và lập trình công nghệ (Whiting, 2020). Việc đào tạo và phát
          triển kỹ năng để người học có thể tham gia thị trường lao động quốc tế luôn
          là một vấn đề lớn mà các quốc gia quan tâm.

               Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm
          nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp của
          Việt Nam đến năm 2030 là “Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo
          dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề” và “chủ
          động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; một số trường tiếp cận
          trình độ các nước ASEAN-4, trong đó có một số nghề tiếp cận trình độ các
          nước phát triển trong nhóm G20” (Thủ tướng Chính phủ, 2021). Theo đó, một
          số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định như: “Đa dạng hóa phương
          thức tổ chức đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Phát
          triển mạnh học nghề tại nơi làm việc; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường



                                                                                193
   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212