Page 205 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 205
(ii) năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; (iii) năng lực định hướng nghề
nghiệp. Trong đó, đào tạo hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp
hướng tới phục vụ cộng đồng là một trong những xu thế chung trong lĩnh vực
giáo dục hiện nay. Quá trình hợp tác đào tạo giữa trường đại học và doanh
nghiệp hướng đến gắn kết cộng đồng sẽ tạo nhiều cơ hội cho người học tiếp
cận, học hỏi thực tế từ cuộc sống, từ các doanh nghiệp. Từ các hoạt động thực
tiễn này, sản phẩm của trường đại học là “người học” ngày càng hoàn thiện
đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã hội. Sinh viên ra trường không chỉ là
những người có kiến thức, kỹ năng làm việc theo đúng ngành lĩnh vực đào
tạo mà còn hỗ trợ bổ sung những giá trị lợi ích phục vụ cho các cộng đồng
xung quanh.
6.4 KẾT LUẬN
Bên cạnh các yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục, như: trình độ,
khả năng tiếp thụ, tinh thần ham học của người học thì năng lực dạy học của
giảng viên, chất lượng và sự phong phú các phương tiện hỗ trợ học tập, đặc
biệt là về công nghệ thông tin,… chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết
định trong việc việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mặc dù ngày nay công
nghệ thông tin can thiệp ngày càng sâu và rộng đối với giáo dục nhưng vai
trò quyết định nhất đối với chất lượng giáo dục vẫn thuộc về năng lực của
người giảng viên. Trong bối cảnh thực trạng của vùng ĐBSCL được xem là
“vùng trũng” của cả nước, việc đầu tư kinh phí cho giáo dục gặp nhiều khó
khăn thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên không chỉ mang tính
cấp bách, mà còn hướng đến sự phát triển bền vững, lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo, Đ. Q. (2013). Đề xuất mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông
sau 2015. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Một số vấn đề chung về xây dựng chương
trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bender, G. (2008). Exploring conceptual models for community engagement at
higher education institutions in South Africa. Perspectives in Education,
26(1), 81-95.
Bình, H.H. (2015). Năng lực và đánh giá theo năng lực. Tạp chí Khoa học, Trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 6(71), 23-28.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể Việt
Nam. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang 7.
191