Page 214 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 214
Cạnh tranh gay gắt với giữa các viện trường, cả trong và ngoài công lập
dẫn đến một số cơ sở giáo dục tuyển sinh và tổ chức đào tạo linh hoạt, đơn
giản, thời gian đào tạo ngắn đã làm cho hình thức liên kết, hợp tác đào tạo và
các phương thức giáo dục thường xuyên bị xã hội nghi ngờ, không ủng hộ và
thậm chí mất cả lòng tin.
Sự quan tâm và tham gia của các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến
hoạt động hợp tác, thay vì cùng các viện, trường, trong đó có Trường ĐHCT
để tiến hành xây dựng các chương trình hợp tác, khuyến khích cũng như trực
tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy, hướng dẫn sinh viên và tuyển dụng, thì
họ chỉ có tuyển dụng và đào tạo lại. Điều này dẫn đến các kiến thức được đào
tạo trở nên hàn lâm và thiếu tính thực tế khi áp dụng vào thực tiễn, không đáp
ứng yêu cầu doanh nghiệp và xã hội.
7.2.3 Thách thức, thời cơ và định hướng
7.2.3.1 Thách thức và thời cơ
Với sự phát triển như vũ bão cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xu
hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với đó, quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước đã tạo nên những thay đổi to lớn các lĩnh vực của
đời sống xã hội cũng giáo dục và đào tạo. Quá trình này làm cho các thành
phần kinh tế có sự chuyển biến, các lĩnh vực vốn là thế mạnh trước kia dần
trở thành lạc hậu, các lĩnh vực mới nổi lên nhanh chóng.
Về đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với các biến đổi khí hậu, xâm ngập
mặn, môi trường sống có những thay đổi cũng yêu cầu các khu vực kinh tế
của vùng ĐBSCL phải có bước chuyển dịch cho phù hợp.
Thách thức tiếp theo có thể kể đến đại dịch Covid-19. Đại dịch hoành
hành trong suốt 2 năm làm cho kinh tế, xã hội của vùng nói riêng, cả nước
nói chung và thế giới phải thay đổi để thích nghi, sống chung an toàn với đại
dịch. Mọi lĩnh vực của đời sống phải có những tiêu chuẩn bình thường mới.
Trong chính những khó khăn đó, đã tạo điều kiện cho hoạt động đào tạo
trước đây thay đổi, các thành tựu phát triển về khoa học công nghệ, truyền
thông, vạn vật kết nối được áp dụng nhiều hơn vào công tác giáo dục và đào
tạo. Các yêu cầu về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới cũng phải thay đổi
để có thể theo kịp xu hướng. Các ngành nghề, lĩnh vực đào tạo phải được mở
rộng, nội dung chương trình phải cập nhật để tránh tụt hậu lại phía sau.
200