Page 197 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 197

thông qua việc sử dụng giảng viên phù hợp với năng lực, sở trường, hiệu quả
          công việc của từng giảng viên.

               Làm tốt công tác xây dựng, tạo nguồn cán bộ, giảng viên, tập trung đối
          với giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng sư phạm để bổ sung
          lực lượng, bảo đảm tính kế cận, kế tiếp hợp lý cho các đơn vị chuyên môn.

               b) Đối với bồi dưỡng nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy
          giảng viên

               Bản chất của giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu
          phát triển năng lực người học. Bởi lẽ giáo dục định hướng năng lực nhằm
          đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển
          toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong
          những tình huống thực tiễn, nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết
          các tình huống của cuộc sống, nghề nghiệp và nhấn mạnh vai trò của người
          học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Chính vì vậy, bồi dưỡng nâng
          cao năng lực, phương pháp giảng dạy giảng viên cũng chú trọng theo hướng
          phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra. Điều này đòi
          hỏi các trường đại học cần đánh giá, phân tích năng lực chuyên môn của đội
          ngũ giảng viên để từ đó, xác định nhu cầu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm
          bổ sung, hoàn thiện hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp theo
          chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển
          của Nhà trường.

               Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, đặc biệt là
          giảng viên mới là việc hết sức quan trọng, hoạt động này có thể được diễn ra
          bằng nhiều hình thức khác nhau, cần chú trọng vào cả 4 khía cạnh năng lực
          của giảng viên, bao gồm nâng cao (i) năng lực chuyên môn, (ii) năng lực
          phương pháp, (iii) năng lực xã hội, (iv) năng lực cá nhân.
                Ngoài việc mỗi giảng viên nêu cao tinh thần chủ động tự học, tự bồi
          dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, các khoa cũng thường xuyên bồi
          dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên với nhiều hình thức, phương
          pháp như: Tổ chức thông qua bài giảng, giảng thử, giảng mẫu cho các giảng
          viên trong khoa theo các nội dung chuyên sâu về phương pháp giảng dạy, kỹ
          năng xử lý tình huống, nghiệp vụ sư phạm, cũng như về kiến thức chuyên
          môn đối với từng học phần. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của
          các bộ môn trong các hoạt động phương pháp nhằm giúp giảng viên đổi mới
          phương pháp giảng dạy, rèn luyện, nâng cao tay nghề sư phạm.




                                                                                183
   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202