Page 196 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 196

tiếp “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.
          Chính vì vậy mà việc phát triển đội ngũ giảng viên ở trường đại học, cao đẳng
          là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay.

               Việc nâng cao năng lực giảng viên đáp ứng các yêu cầu của CTĐT là
          một quá trình lâu dài. Trong đó, việc tuyển dụng và bồi dưỡng giảng viên tại
          các trường đại học là nền tảng; việc bồi dưỡng, cập nhật những thay đổi về
          kiến thức khoa học và chương trình môn học là công việc cần phải được tiến
          hành thường xuyên, định kỳ hằng năm. Bản thân mỗi giảng viên phải tự ý
          thức phát triển nghề nghiệp, kèm theo đó là chế độ đãi ngộ xứng đáng cũng
          là những yếu tố tiền đề cơ bản giúp cải thiện năng lực đội ngũ giảng viên của
          khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Trên cơ sở lý thuyết và phân
          tích thực trạng, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao năng lực đội
          ngũ giảng viên ở ĐBSCL như sau:

               a) Đối với việc tuyển dụng giảng viên tại các trường đại học

               Đội ngũ giảng viên của nhà trường là nguồn nhân lực quan trọng trong
          đào tạo trình độ đại học và sau đại học. Việc quy hoạch phát triển đội ngũ
          giảng viên nhằm bảo đảm duy trì đủ về số lượng, chất lượng theo yêu cầu,
          đáp ứng được mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường cần phải được
          chú trọng ngay từ công tác tuyển dụng. Đây được coi là giải pháp có tính
          chất cơ bản, lâu dài của chiến lược tổng thể phát triển giáo dục đại học hiện
          nay. Các cơ sở đào tạo chủ động đề xuất minh bạch, cụ thể, công khai các
          yêu cầu tuyển dụng, tiêu chuẩn tuyển dụng để phù hợp với yêu cầu về trình
          độ giảng viên.

               Tuyển chọn đội ngũ giảng viên đủ theo số lượng, đảm bảo chất lượng
          nhất là phải bảo đảm các tiêu chuẩn chuyên môn phù hợp với chuyên ngành
          của từng khoa trong đó chú trọng các khoa đặc thù; đồng thời đề cao vai trò
          chủ động của các bộ môn, khoa trong việc đánh giá, thẩm định tuyển chọn
          giảng viên. Việc quy hoạch, tuyển chọn giảng viên theo hướng chuẩn hóa
          nhằm đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghệ 4.0 cần phải đạt được: Chuẩn
          về kiến thức chuyên môn; chuẩn về năng lực giảng dạy; chuẩn về năng lực
          nghiên cứu khoa học (NCKH); chuẩn về năng lực quản lý; chuẩn về đạo đức
          nghề nghiệp. Cùng với các yêu cầu đó, việc sử dụng giảng viên phải mang
          tính chiến lược, bao gồm cả việc sử dụng, bổ nhiệm trong hiện tại và cả định
          hướng sử dụng tiếp theo trong tương lai. Phát huy sự chủ động trong việc bố
          trí, sắp xếp, giao nhiệm vụ trực tiếp cho từng giảng viên theo cách tiếp cận





          182
   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201