Page 132 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 132
trợ các vấn đề về quan hệ lao động của các tổ chức đại diện của người sử dụng
lao động đối với người sử dụng lao động còn nhiều hạn chế.
- Cơ chế phối hợp ba bên về quan hệ lao động ở cấp quốc gia và địa
phương vẫn chưa được xác định cụ thể về vai trò nhiệm vụ, mô hình tổ chức,
cơ chế vận hành, dẫn đến hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa tác động thực sự
đến các đối tác về quan hệ lao động.
Do đó, quan hệ lao động phải được các bên liên quan, đặc biệt là người
lao động hiểu biết thực thi trên cơ sở tuân thủ pháp luật và quan hệ bình đẳng,
các bên cùng có lợi. Đây là động lực phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt ở
ĐBSCL hiện trạng dân trí, hiểu biết và tuân thủ pháp luật còn hạn chế nên
không biết quyền lợi chính đáng người lao động được hưởng, cũng như ít biết
thương lượng, đàm phán về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên nên cần có cơ
quan đại diện cho người lao động như Công đoàn tư vấn, giám sát, thúc đẩy
quan hệ lao động theo hướng tích cực (Khuê, 2022).
4.4 NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO ĐBSCL
2030-2050
Định hướng chiến lược phát triển ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 của Chính phủ tập trung vào mục tiêu của 03 trụ cột chính: (1)
sinh kế thịnh vượng, (2) phát triển cân bằng kinh tế-xã hội-môi trường, và (3)
cuộc sống an toàn. Để đạt được mục tiêu tổng quát đó, 02 nhóm giải pháp
chiến lược là: (1) quản trị thay đổi, biến thách thức thành cơ hội, và (2) chuyển
dịch nền kinh tế nông nghiệp có giá trị cao (hướng tới tăng hàm lượng công
nghiệp và dịch vụ), tăng trưởng xanh, ít rủi ro và thích ứng tốt. Do đó, nâng
cao chất lược nguồn nhân lực cả khu vực công và tư là cần thiết.
Từ việc nhận định những điểm nghẽn về nguồn nhân lực của vùng, giải
pháp và cơ chế đặc thù phát triển nguồn nhân lực của vùng sẽ đi theo hai
nhóm chính sau đây:
a. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua cải thiện các nguồn
lực đầu vào cho nền kinh tế
Việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của vùng nên được nhìn nhận
thông qua giải quyết hai điểm yếu chính: giảm tỷ lệ bỏ học và nâng cao vai
trò nguồn nhân lực có trình độ. Cụ thể việc cần làm là:
- Thiết kế chính sách tạo động cơ đi học. Các địa phương nên có cơ chế
khuyến khích và chế tài tác động trực tiếp đến hành vi của người dân, triệt
tiêu tư duy ngắn hạn và việc theo đuổi lợi ích trước mắt khiến họ lựa chọn
giải pháp bỏ học sớm ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
118