Page 135 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 135

học tập những kỹ năng mềm để tăng cơ hội tìm việc làm, thay vào đó là tâm
          lý học cho xong chương trình để lấy được bằng cấp, chứng chỉ. Đó là nguyên
          nhân dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường hoặc có
          việc làm nhưng thu nhập thấp.
               (3) Thu nhập của người dân còn thấp nên không có khả năng lo cho con
          cái trả các khoản chi phí ngày càng cao ở các trường đại học, cao đẳng, trung
          cấp chuyên nghiệp hay các trường dạy nghề. Mặc dù trong quá khứ, đời sống
          của người dân ĐBSCL không quá khó khăn như các vùng trung du miền núi
          phía Bắc hay Bắc Trung Bộ nhưng tài sản tích lũy của một bộ phận lớn người
          dân thì hầu như không có vì họ đã quen với tâm lý “làm ngày nào, ăn ngày
          đó”. Chính vì vậy, thu nhập của họ chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho sinh hoạt
          phí hàng ngày nên khi phải lo chi phí cho con cái học tập ngày càng cao thì
          họ cảm thấy rất khó khăn vì không có sự chuẩn bị từ trước.

               (4) Tâm lý sống an nhàn của người dân nên mặc dù lực lượng lao động
          đã qua đào tạo nghề các ngành như cơ khí, điện, điện tử, xây dựng, may mặc
          của khu vực còn thiếu nhưng rất ít người quan tâm đến ngành học này kể cả
          người học và phụ huynh. Nhưng trên thực tế, nếu được đào tạo các nghề này
          một cách bài bản thì nó sẽ tạo ra một lực lượng lao động mà cả nước đang
          thiếu hụt về số lượng lẫn chất lượng đó là công nhân nghề.
               (5) Thực trạng phát triển kinh tế của vùng là khu vực có lượng vốn đầu
          tư nước ngoài tương đối thấp cũng như số lượng các doanh nghiệp hoạt động
          trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sử dụng lao động đã qua đào tạo không
          nhiều. Chủ yếu là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm và nhu cầu đối với
          lực lượng lao động phần lớn là lao động phổ thông không qua đào tạo, sự
          chênh lệch tiền lương của lao động đã qua đào tạo và lao động chưa qua đào
          tạo không nhiều nên có một số lượng lớn người lao động có thể tìm được việc
          làm công nhân trong các nhà máy chế biến mà không cần phải tham gia các
          chương trình đào tạo vừa tốn thời gian, chi phí (Khoa, 2015).

               Ngoài những nguyên nhân đã tồn tại lâu dài kể trên, trong một thời gian
          ngắn đã có quá nhiều trường đại học, cao đẳng mới được thành lập đã tạo nên
          một sự hỗn loạn nhất định trong thị trường giáo dục vốn là một ngành kinh
          doanh rất nhạy cảm. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của các
          bậc phụ huynh và chính người học đối với hệ thống giáo dục đại học tại Việt
          Nam, đặc biệt là các cơ sở đào tạo ngoài công lập.





                                                                                121
   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140