Page 130 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 130

lợi ích của cả hai bên. Đã hình thành một số mô hình điểm trong thương lượng
          ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp, cấp ngành, chất lượng của
          các thỏa ước lao động tập thể được nâng lên, nhiều chỉ tiêu phản ảnh quyền
          và lợi ích của người lao động đạt được cao hơn so với quy định của pháp luật
               - Việc tuân thủ pháp luật lao động của người sử dụng lao động được
          chú trọng hơn và có những chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp quan
          tâm đến cải thiện điều kiện làm việc, tăng thu nhập, hỗ trợ nhà ở và chăm lo
          các điều kiện văn hóa tinh thần cho người lao động.

               - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình
          để chỉ đạo hướng dẫn công đoàn các cấp thực hiện như chương trình phát
          triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở; chương trình phổ biến, tuyên
          truyền, tư vấn pháp luật cho người lao động; chương trình thúc đẩy thương
          lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thí điểm ký kết thỏa
          ước lao động tập thể ngành, nhóm doanh nghiệp; chương trình triển khai các
          hoạt động đối thoại, tổ chức hội nghị người lao động. Hoạt động của công
          đoàn các cấp, đặc biệt là công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ
          sở đã có những đổi mới, chuyển từ chức năng tuyên truyền, giáo dục, tổ chức
          các phong trào trong công nhân, lao động là chủ yếu sang thực hiện chức năng
          đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động cùng với
          chức năng tập hợp, tuyên truyền giáo dục và tổ chức các phong trào trong
          công nhân lao động; đã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thỏa thuận lao
          động tập thể, phân loại đánh giá chất lượng của thỏa ước lao động tập thể.

               - Tổ chức đại diện người sử dụng lao động triển khai nhiều hoạt động
          nhằm hỗ trợ và tháo gỡ cho doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật lao
          động và các vấn đề về quan hệ lao động như tổ chức tham vấn chính sách, đối
          thoại với các cơ quan chuyên môn của Chính phủ về chính sách pháp luật lao
          động, triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho người sử dụng
          lao động về đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng ký kết thỏa ước lao động
          tập thể doanh nghiệp, tiến hành thương lượng và ký kết một số thỏa ước lao
          động tập thể cấp ngành, nhóm doanh nghiệp.

               - Quản lý nhà nước về lao động và quan hệ lao động được củng cố và
          tăng cường. Chức năng quản lý nhà nước về quan hệ lao động được xác định
          cụ thể hơn, ngoài chức năng tổ chức thực thi pháp luật lao động, hướng dẫn,
          kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động còn có
          chức năng tham gia hỗ trợ, thúc đẩy quan hệ lao động trong doanh nghiệp,
          giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động; công tác thanh tra, kiểm



          116
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135