Page 131 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 131

tra hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật lao động được quan tâm
          chỉ đạo thực hiện; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quan hệ lao động đã
          hình thành, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương được thành lập. Các thiết
          chế về quan hệ lao động như hòa giải, trọng tài tiếp tục được củng cố và hoàn
          thiện nhằm thực hiện có hiệu quả việc giải quyết tranh chấp lao động.
               - Thiết chế tham vấn ba bên được thành lập, bảo đảm và phát huy được
          vai trò của các bên trong việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật lao
          động, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về lao động như
          Ủy ban quan hệ lao động, Hội đồng tiền lương quốc gia.

               Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại hạn chế và nguyên nhân:
               - Hệ thống pháp luật lao động chưa đồng bộ, đặc biệt là từ khi hình
          thành các luật chuyên ngành, Bộ luật Lao động vô hình trung trở thành luật
          gốc; một số vấn đề liên quan đến quan hệ lao động chậm được thể chế hóa,
          như tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, cơ chế phối hợp ba bên.
          Một số quy định của pháp luật về lao động chưa phù hợp với tình hình thực
          tế và tiêu chuẩn lao động của ILO, như quy định về giờ làm thêm, đối thoại
          tại nơi làm việc, quyền được tham gia tổ chức, quyền thương lượng tập thể,
          các thiết chế về giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của cơ quan quản lý
          nhà nước, tổ chức của người lao động và tổ chức của người sử dụng lao động.

               - Hệ thống tổ chức và quản lý nhà nước về lao động còn nhiều bất cập,
          nhất là hệ thống thanh tra chuyên ngành về lao động đang nằm trong cùng hệ
          thống tổ chức với thanh tra Bộ, lực lượng biên chế mỏng, chưa đáp ứng được
          yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

               - Mô hình tổ chức, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, nội dung hoạt động
          của Công đoàn cơ sở chưa phù hợp với yêu cầu phát triển và chưa đáp ứng
          được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới. Công đoàn cấp trên cơ sở
          hoạt động như một cơ quan hành chính, cán bộ công đoàn là công chức nhà
          nước. Trong khi đó công đoàn cơ sở hoạt động theo mô hình hội, cán bộ công
          đoàn cơ sở phần lớn là cán bộ làm quản lý chuyên môn cho người sử dụng
          lao động (khoảng 70%); đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách ở cơ sở thiếu
          nghiêm trọng, điều kiện để cán bộ công đoàn cơ sở hoạt động còn nhiều bất
          cập. Thiếu sự gắn kết thực sự về trách nhiệm và lợi ích giữa công đoàn cơ sở
          với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

               - Tổ chức đại diện người sử dụng lao động hoạt động chủ yếu theo điều
          lệ của từng tổ chức, chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của người sử
          dụng lao động trong quan hệ lao động chưa được luật pháp hóa. Vai trò hỗ


                                                                                117
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136