Page 136 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 136

4.5.2  Những thuận lợi và cơ hội

               ĐBSCL giữ vị trị chiến lược hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế,
          xã hội, an ninh quốc phòng, trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu
          vùng sông Mekong; có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh
          tranh. Có diện tích tự nhiên và dân số lớn; có tiềm năng về địa hình phát triển
          giao thông; thuận lợi phát triển nông nghiệp với hơn 2,5 triệu ha đất nông
          nghiệp (chiếm 62,9% tổng diện tích đất tự nhiên của cả vùng) được bồi đắp
          phù sa màu mỡ, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. ĐBSCL là trung
          tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, thực hiện sứ mệnh đảm bảo
          an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho 65% dân
          cư của vùng. Bên cạnh đó, ĐBSCL có thế mạnh về phát triển công nghiệp
          năng lượng tái tạo, công nghiệp thực phẩm, đặc biệt phát triển du lịch quanh
          năm và các ngành dịch vụ khác nên ngày càng được chính phủ quan tâm đầu
          tư phát triển hơn như nhiều nghị quyết của Đảng và quyết định của chính phủ:
          Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 11 năm 2017, Quyết
          định 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 1 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị
          Quyết số 13/NQ-TW ngày 2 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị khóa XIII,
          Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm2022. Phê duyệt quy hoạch
          ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Trong các nghị quyết, quyết định
          của Đảng và Chính phủ, chính sách phát triển nguồn nhân lực luôn được chú
          trọng hang đầu nên từ cơ này các Bộ/ngành/địa phương xây dựng các chương
          trình phát triển nguồn nhân lực cho ĐBSCL, đây là những cơ hội tốt giúp
          ĐBSCL phát triển nhanh đến 2030 và hướng đến 2050.

               4.6  GIẢI PHÁP CHO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
          ĐBSCL

               4.6.1  Nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cung lao động

               4.6.1.1  Giáo  dục  đào  tạo  đối  với  phát  triển  nguồn  nhân  lực  chất
          lượng cao

               Thứ nhất: giải pháp về đổi mới chương trình đào tạo
               - Xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo nghề phải đảm bảo
          sự quản lý, điều phối và sử dụng của Nhà nước, đảm bảo yêu cầu thực tiễn
          của sản xuất và thị trường lao động. Việc xây dựng chương trình đào tạo sát
          hơn với yêu cầu thực tiễn của nền sản xuất hiện đại sẽ làm cho chất lượng đào
          tạo nghề được đánh giá cao hơn. Để đạt được điều đó, cần có sự liên kết, phối


          122
   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141