Page 133 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 133

- Tạo lập cơ hội việc làm để nâng cao vai trò của nguồn nhân lực có
          trình độ cao, tạo động cơ cho lực lượng lao động theo đuổi việc học tập, phát
          triển bản thân, kích thích hệ thống giáo dục chuyên ngành phát triển. Giáo
          dục chuyên ngành cần liên kết với các doanh nghiệp, thị trường lao động để
          đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn lực.

               - Chính sách giải quyết những tồn tại của hệ thống giáo dục nên tác
          động trực diện vào vấn đề chính yếu gây giảm chất lượng nguồn nhân lực,
          điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vừa đảm bảo hành vi của
          người dân phản ứng hiện quả với các chính sách trong ngắn hạn.
               - Cải thiện năng lực và quản lý nhân lực khu vực để phát huy hiệu quả
          năng lực quản trị thay đổi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực tư.

               b. Tạo hệ sinh thái sáng tạo để thu hút và giữ chân lao động lành nghề,
          xây dựng nền kinh tế tri thức như một cú huých phát triển nguồn nhân lực
          ĐBSCL
               Đây là nhóm giải pháp giúp tạo ngoại lực tác động từ bên ngoài. Việc
          tạo hệ sinh thái sáng tạo đòi hỏi nhiều thời gian và quyết tâm từ phía lãnh đạo
          các địa phương. Trên cơ sở những đặc điểm thuận lợi và thách thức sẵn có
          của vùng và do đây là một chiến lược thực hiện trong phạm vi vùng nên việc
          thực thi cần được thực hiện theo hai hướng, từ trên xuống và từ dưới lên.
               c. Tạo hệ sinh thái sáng tạo theo hướng từ trên xuống: quá trình này
          nên được bắt đầu từ các sách của lãnh đạo cấp quốc gia, vùng và địa phương
          cụ thể:

               - Thu hút nhân tài thông qua các dự án sáng tạo, chế độ đãi ngộ đặc biệt
          đối với các cá nhân hoặc nhóm lựa chọn ĐBSCL là nơi thực hiện các dự án,
          công việc khởi nghiệp sáng tạo đổi mới.

               - Các trường đại học nên có thêm sứ mệnh tạo lập và nuôi dưỡng đội
          ngũ nhân tài, lãnh đạo tiềm năng cho vùng thông qua các chương trình đào
          tạo, nghiên cứu, sáng kiến, tư duy khởi nghiệp.
               - Chương trình phổ thông nên bổ sung thêm mảng giáo dục kỹ năng
          sáng tạo và tư duy đổi mới, thích ứng, vừa giúp việc học trở nên hứng thú hơn
          vừa đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho một nền kinh tế tri thức
          trong tương lai.

               - Quy hoạch hệ sinh thái sáng tạo nơi có môi trường sống phù hợp cho
          các công việc có tính sáng tạo và hàm lượng chất xám cao. Đây có thể là vùng
          có không gian, môi trường sống gần gũi thiên nhiên nhưng phải được trang


                                                                                119
   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138