Page 134 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 134

bị các tiện nghi cần thiết để đảm bảo cho công việc của đội ngũ nhân tài như
          hệ thống internet, phương tiện đi lại, bệnh viện, trường học,…Ngoài ra, các
          hoạt động như quán cà phê, các dịch vụ giải trí phục vụ cho quá trình sáng
          tạo cũng cần được thiết kế hài hòa với tổng thể.
               d. Tạo hệ sinh thái theo hướng từ dưới lên

               - Để thực hiện chiến lược từ dưới lên, các địa phương nên tạo một thể
          chế tự do đủ lớn để đội ngũ nhân tài tự thiết lập môi trường và luật chơi phù
          hợp kiến tạo hệ sinh thái sáng tạo nhằm phát triển nền kinh tế tri thức trong
          khu vực. Lãnh đạo địa phương cần có sự tương tác, lắng nghe, tiếp nhận ý
          kiến từ nhóm lao động lành nghề để có sự phối hợp ăn ý. Bên cạnh đó, nên
          có chính sách khuyến khích, động viên nhóm này thực hiện các hoạt động lan
          tỏa tư duy tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là những người trẻ trong địa
          phương và vùng.

               Do ĐBSCL có nền tảng nguồn nhân lực thấp và chưa có nhiều kinh
          nghiệm trong việc tạo lập hệ sinh thái sáng tạo, việc xây dựng nền kinh tế tri
          thức theo hướng từ dưới lên. Do đó, phương thức thực hiện, ưu tiên cho quyền
          tự quyết định tạo lập hệ sinh thái sáng tạo nên được giao cho đội ngũ lao động
          lành nghề thực hiện.

               4.5 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
          LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2030-2050

               4.5.1  Những khó khăn và thách thức

               (1) Số lượng các trường đại học, cao đẳng tuy nhiều nhưng do mới thành
          lập hoặc chưa tạo được uy tín trong đào tạo nên không thu hút được người
          học. Nhiều người học kể cả các bậc phụ huynh lo lắng rằng nếu như học ở
          các trường chưa có uy tín thì có thể sẽ khó xin được việc làm sau khi ra trường.
          Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ
          thông nếu không đỗ được vào các trường công lập có uy tín thì sẽ không tiếp
          tục việc học.

               (2) Một bộ phận không nhỏ người dân trong khu vực vẫn có suy nghĩ
          không coi trọng việc học. Trong một thời gian rất dài người miền Tây nhận
          được nhiều ưu đãi từ thiên nhiên nên không cần phải lao động vất vả họ vẫn
          đủ ăn đủ mặc. Do đó, một bộ phận không nhỏ người dân trong vùng chưa ý
          thức được giá trị của học vấn nên đã không khuyến khích, tạo điều kiện cho
          con cái theo đuổi một nền học vấn cao hơn vì họ không thấy không thật sự
          cần thiết. Bên cạnh đó, bản thân người học cũng không cố gắng trong việc


          120
   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139