Page 125 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 125

cao. Biểu hiện của động lực làm việc là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc
          nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của người lao động. Định nghĩa
          chung nhất động lực làm việc là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân
          nhằm phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được mục tiêu của cá nhân
          và mục tiêu của tổ chức.
               Thông thường có hai loại động lực là động lực bên trong và động lực
          bên ngoài

               - Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation): là những yếu tố bên ngoài
          khiến người làm việc hành động hướng tới hoàn thành nhiệm vụ hoặc mục
          tiêu công việc. Chúng thường là hình phạt hoặc phần thưởng. Một hình phạt
          sẽ thúc đẩy người làm việc hành động để tránh hình phạt, trong khi phần
          thưởng sẽ thúc đẩy hành động để được nhận phần thưởng.

               - Động lực bên trong (Intrinsic motivation): động lực xuất phát từ sự
          hài lòng cá nhân về chính công việc đang làm. Là sự thỏa mãn khi cá nhân
          thực hiện tốt một công việc hay đạt mục tiêu đề ra, khi cá nhân thấy rằng công
          việc của mình có đóng góp lớn cho doanh nghiệp. người làm việc thường hài
          lòng hơn với công việc của họ nếu họ có quyền kiểm soát và tự chủ hơn. Cho
          người làm việc khả năng sáng tạo và đổi mới cũng sẽ cải thiện sự hài lòng
          trong công việc và giúp tạo điều kiện thúc đẩy động lực từ bên trong.

               Như vây, tạo động lực làm việc cho người lao động là yếu tố quyết định
          giúp đơn vị/doanh nghiệp, địa phương sở hữu nguồn nhân sự chất lượng. Để
          tạo động lực làm việc, nhà quản lý cần chú ý các vấn đề sau:
               - Ghi nhận người làm việc xứng đáng: Hình thức khen ngợi và ghi nhận
          sự thành công của người làm việc để cho họ những động lực lớn nhất hoàn
          thành các công việc cũng như tạo môi trường làm việc tích cực, hiệu quả.

               - Đãi ngộ công bằng, minh bạch: Sự công bằng trong các đãi ngộ được
          người làm việc quan tâm nhất là chi trả lương. Đãi ngộ về lương, thưởng rõ
          ràng, công khai và công bằng cho người làm việc.
               - Tổ chức đào tạo, nâng cao kỹ năng theo định kỳ: cách tốt nhất để tạo
          động lực hiệu quả là tổ chức đào tạo cho người làm việc thường xuyên. Với
          những kỹ năng được đào tạo sẽ giúp hoàn thành công việc tốt hơn, đồng thời
          tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân tài.

               - Phân quyền cho người làm việc, cho cơ hội tự do phát triển bản thân:
          cho phép người làm việc tự đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về
          phạm vi quyền hạn đã được trao. Tạo cơ hội phát huy tài năng, năng lực của

                                                                                111
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130