Page 124 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 124

nghiệp chế biến – chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh hoạt động
          tư vấn, giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học;
          đẩy mạnh việc đào tạo theo nhu cầu xã hội; phát triển cơ sở đào tạo theo
          hướng gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với đào tạo nhân lực để sử dụng,
          thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo (Quân,2022).
               4.3.4  Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

               Hiện nay, công tác đào tạo phát triển dựa trên hai nhóm giải pháp lớn
          là: (1) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua cải thiện các nguồn lực
          đầu vào cho nền kinh tế, và (2) tạo hệ sinh thái sáng tạo để thu hút, giữ chân
          và phát huy nguồn lao động chất lượng cao, xây dựng nền kinh tế tri thức như
          một giải pháp đột phá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại ĐBSCL.
               4.3.5  Công tác đánh giá năng lực cá nhân

               Đánh giá năng lực cá nhân là công tác thường xuyên theo thời hạn hợp
          đồng, năm, quý, tháng, tùy theo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để xem xét
          tiêu chí năng lực, kỹ năng làm việc như mức độ làm việc, kết quả, năng suất,
          hiệu suất thực hiện công việc; cũng như tiêu chí thái độ làm việc: tính trung
          thực, quản lý thời gian, ý chí cầu tiến, tính lạc quan, cẩn trọng trong công
          việc,... Công tác đánh giá năng lực cá nhân tốt giúp phát hiện nhân tố tích cực
          để khen thưởng, nâng lương trước hạn, bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực,
          đề xuất thăng tiến đảm nhận các vị trí, nhiệm vụ quan trọng, cao hơn; đồng
          thời phát hiện ngăn chặn các nhân tố tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ
          hoặc có thái độ làm việc không tốt ảnh hưởng đến sự phát triển. Công tác này
          rất quan trọng giúp phát huy nhân tố tích cực và hạn chế tiêu cực hướng đơn
          vị và cá nhân phát triển, thăng tiến bền vững.
               Đánh  giá  năng  lực  cá  nhân  theo  nhiều  hình  thức  như  phương  pháp
          truyền thống là cấp quản lý giám sát trực tiếp theo các tiêu chí của Bảng mô
          tả công việc được phân công và cá nhân tự đánh giá theo định kỳ được đồng
          nghiệp và cấp trên nhận xét, đề xuất kế hoạch, giải pháp. Phương pháp này
          tốn nhiều công sức, thời gian, thiếu chính xác. Ngày nay, nhiều đơn vị đã sử
          dụng công nghệ thông tin như phần mềm KPI để đánh giá năng lực người làm
          việc chính xác và hiệu quả hơn giúp nhà qủan lý, lãnh đạo dễ dàng theo dõi
          và cập nhật thông tin để có giải pháp kịp thời, chính xác.
               4.3.6  Tạo động lực làm việc

               Động lực làm việc là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ
          lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả


          110
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129