Page 123 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 123

yếu về hành chính, bản chất kinh kế đô thị không chuyển đổi lớn để chuyển
          dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp.

               4.3.3  Công tác tuyển dụng, tuyển chọn
               Công tác tuyển dụng và phân công, bố trí công việc cho người sau khi
          đào tạo là công tác trọng tâm, luôn được các địa phương quan tâm thực hiện.
          Nhìn chung, đa số các ứng viên đều được bố trí công việc phù hợp với chuyên
          môn được đào tạo, nguyện vọng của ứng viên cũng như nhu cầu của các đơn
          vị tuyển dụng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, công tác này đôi lúc vẫn còn
          bị động, gặp phải những khó khăn, trở ngại vì nhiều nguyên nhân chủ quan
          lẫn khách quan như nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao
          động trong thời kỳ hội nhập. Nguồn nhân lực vẫn chủ yếu là lao động phổ
          thông, thiếu hụt nhiều lao động có tay nghề kỹ thuật cao; lao động vẫn chủ
          yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; nhiều ngành,
          nghề, lĩnh vực luôn ở trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực
          chất lượng cao như: kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ
          thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo.

               Do đó, nâng cao năng lực lao động khu vực công góp phần quan trọng
          cho quản trị thay đổi và góp phần chuyển dịch kinh tế - xã hội của vùng theo
          định hướng của Chính phủ và địa phương. Khâu kế hoạch, tuyển dụng, sử
          dụng, đánh giá và phát triển nhân lực của tổ chức có ý nghĩa quan trọng. Cần
          có sự tham gia đầy đủ, có trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong đề
          xuất, xây dựng chương trình phối kết hợp đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn nguồn
          nhân lực chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh
          vực. Tập trung thống nhất ở mục tiêu, quan điểm tạo điều kiện thuận lợi để
          phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tất cả các ngành, các lĩnh vực,
          trong đó xác định một số ngành mũi nhọn mà mỗi địa phương có lợi thế, xóa
          bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện cho các doanh
          nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm, lựa chọn, tuyển dụng, xây dựng đề án hợp tác
          đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

               Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong
          công tác theo dõi, dự báo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển
          nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh phân cấp, thực hiện quyền tự chủ,
          nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nhân lực. Tiếp tục hoàn
          thiện nội dung, chương trình giảng dạy, đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại;
          xác định ngành, nghề cần đào tạo chuyên sâu cho các trường, viện trên địa
          bàn tỉnh thực hiện, chú trọng vào các lĩnh vực như du lịch, dịch vụ, công



                                                                                109
   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128