Page 80 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 80

quy định của pháp luật. Luật cũng quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có
          trách nhiệm: xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc
          gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và tổ chức thực hiện; và
          hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp
          tỉnh, phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không khí. Trong khi đó,
          Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: (i) ban hành và tổ chức thực hiện
          kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh; (ii) đánh giá,
          theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo
          cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất
          lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng;
          và (iii) tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi
          trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.
               Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường đã có những quy định nhưng thời gian
          qua, ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc vẫn có chiều
          hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, nhất là tại các thành phố lớn, như:
          Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội
          và sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân chính do bụi, khí thải từ các phương
          tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải
          lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả; diện tích cây xanh, mặt nước trong phát
          triển đô thị chưa đạt yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật,
          chương trình, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa đồng bộ, hiệu
          quả. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ (2021) đã ban hành Chỉ thị 03/CT-TTg
          ngày 18 tháng 01 năm 2021 về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường
          không khí nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy
          kinh tế - xã hội phát triển.

               4.4.4  Tài nguyên và môi trường rừng
               Theo thống kê năm 2019, ĐBSCL có diện tích đất lâm nghiệp gần 254
          nghìn ha, chủ yếu là rừng ngập mặn và chua phèn ven biển, phân bố tập trung
          ở ba tỉnh Cà Mau (95,2 nghìn ha), Kiên Giang (71,1 nghìn ha) và Long An
          (29,1 nghìn ha), chiếm 76,9% diện tích đất rừng của cả vùng. Rừng ngập nước
          ở Cà Mau và một phần Kiên Giang thuộc kiểu rừng đặc biệt thuộc loại quý
          hiếm trên thế giới. Hai loài cây gỗ lớn là cây đước và cây mắm chiếm ưu thế
          trong các khu rừng ngập mặn tại đây. Độ che phủ rừng tại ĐBSCL thuộc diện
          thấp và có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây (4,36% năm 2016;
          4,88% năm 2017; 5,2% năm 2018 và 249.335 ha đất có rừng tương đương
          5,4% vào tháng 12/2019) trong khi độ che phủ rừng của toàn quốc năm 2019
          là khoảng 41,89%. Sản lượng gỗ khai thác tại khu vực ĐBSCL liên tục tăng


                                                                                 69
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85