Page 77 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 77

4.4.3  Tài nguyên và môi trường không khí

               Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta,
          đóng vai trò cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất. Dưới tác
          động của các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo, môi trường không khí có thể
          bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành
          phần không khí do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây
          nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Tình trạng ô nhiễm môi
          trường không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam
          nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 92% dân
          số hiện đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm. Theo Báo cáo thường niên
          về chỉ số môi trường (The Environmental Performance Index - EPI) do tổ
          chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam là một trong 10 nước bị ô nhiễm
          môi trường không khí hàng đầu Châu Á (thứ hạng về EPI của Việt Nam là
          115 trong tổng số 180 quốc gia năm 2020). Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi
          trường không khí, WHO có hướng dẫn và đưa ra quy chuẩn kỹ thuật về môi
          trường không khí (WHO, 2021). Ở nước ta, Bộ Tài nguyên và Môi trường
          (2013) đưa ra Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
          quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) với các thông số cơ bản bao gồm:

               •  Lưu huỳnh đioxit (SO2);

               •  Cacbon monoxit (CO);

               •  Nitơ đioxit (NO2);
               •  Ô-zôn (O3);

               •  Tổng bụi lơ lửng (Total Suspended Particles - TSP): là tổng các hạt
                  bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 μm;

               •  Bụi PM10 (Particlulate Matter): là tổng các hạt lơ lửng có đường kính
                  khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm;
               •  Bụi PM2,5 (Particulate Matter): là tổng các hạt lơ lửng có đường kính
                  khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 μm;

               •  Chì (Pb).
               Giá trị giới hạn các thông số trên có thể đo trung bình 1 giờ (là giá trị
          trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 1 giờ), trung bình
          8 giờ, trung bình 24 giờ (một ngày đêm) hay trung bình năm. Có sự khác biệt
          về giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh giữa WHO
          và Việt Nam như trình bày dưới đây (Bảng 4.1).


          66
   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82