Page 74 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 74
thượng nguồn sông Mekong đổ về làm cho mực nước nội đồng dâng cao, gây
ngập lũ một vùng rộng lớn ở vùng Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười;
trong khi đó, vào các tháng mùa khô, nước biển lấn sâu vào đất liền làm nhiễm
mặn các tỉnh ven biển. Để đối phó với tình hình trên, nhiều công trình thủy
lợi quy mô lớn được đầu tư để ngăn lũ, ngăn mặn phục vụ sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là thâm canh lúa. Kết quả là năng suất và sản lượng lúa ở
ĐBSCL liên tục tăng từ 9,5 triệu tấn năm 1990 lên 24 triệu tấn năm 2020
(Tổng cục Thống kê, 2004, 2022). Tuy nhiên, việc thâm canh tăng vụ, không
chỉ trên lúa mà trên các loại cây trồng khác, cùng với chăn nuôi gia súc gia
cầm và nuôi trồng thủy sản đã làm tăng ô nhiễm dẫn đến suy thoái môi trường
nước mặt tại ĐBSCL (xem Hộp thông tin 4.1).
Hộp thông tin 4.1: Hiện trạng sản xuất nông nghiệp và thủy sản ảnh
hưởng đến nguồn nước tại tỉnh Bạc Liêu
Về trồng trọt, tổng diện tích đất trồng trọt trên địa bàn tỉnh là 81.685 ha.
Lượng phân bón vô cơ sử dụng là 78.325 tấn/năm (chỉ tính trên lúa, rau màu và
cây ăn trái); thuốc bảo vệ thực vật là 2.417 tấn/năm; tổng lượng phụ phẩm nông
nghiệp thải bỏ (rơm, rạ và vỏ củ quả) 621.553 tấn/năm. Phần lớn các chất thải xả
thải trực tiếp ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất, ảnh
hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái thủy sinh.
Về chăn nuôi, toàn tỉnh có 9 cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung với số gia
súc nuôi là 214.700 con; có 2 cơ sở nuôi gia cầm tập trung với khoảng 3.000.000
con. Ngoài ra, tỉnh còn có khoảng 2.860 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng lượng
thức ăn chăn nuôi sử dụng ước đạt 1.220 tấn, chất thải rắn phát sinh khoảng 1.622
3
tấn/ngày. Nước thải chăn nuôi phát sinh khoảng 12.574 m /ngày; trong đó, tổng
lượng nước thải được xử lý đạt quy chuẩn môi trường khoảng 27%, qua biogas
khoảng 30%, phần còn lại xả trực tiếp ra sông hồ, làm ô nhiễm nguồn nước mặt
nghiêm trọng, và lây lan mầm bệnh theo dòng nước đến các khu vực khác.
Về thủy sản, tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 136.088
ha với sản lượng 284.000 tấn. Tổng lượng thức ăn thủy sản sử dụng là 171.370
tấn, và lượng thuốc thủy sản là 4.785 tấn. Đa phần nước thải từ nuôi trồng thủy
sản của các hộ gia đình thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm môi trường, lây lan mầm
bệnh, ảnh hưởng đến tôm cá tự nhiên.
(Nguồn: Tổng hợp từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, 2022)
Nguồn tài nguyên nước dưới đất ở ĐBSCL khá phong phú, tổng lượng
3
có thể khai thác là 2,6 triệu m /ngày (Tỷ và ctv., 2016). Tuy nhiên, nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất luôn tăng thời gian qua dẫn đến khai thác ngày càng
63