Page 79 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 79

Bảng 4.2. Giá trị các thông số về chất lượng không khí khi đốt đồng tại một
          số tỉnh ĐBSCL so với Quy chuẩn quốc gia
                                       Hậu       An      Vĩnh      Cần
                            3
                Giá trị (μg/m )                                            QCVN
                                      Giang    Giang     Long      Thơ
                 Nền (background)           -        -      144       132      200
           TSP
                 Đốt đồng (burning)         -        -     3530      3185
           Bụi   Nền (background)         41        39       39        42      150
                                        3094      2987     2670      2707
           PM 10  Đốt đồng (burning)
           Bụi   Nền (background)         32        34       30        32       50
           PM 2,5  Đốt đồng (burning)    2600     2551     2441      2535
               (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013; Phương et al., 2021)

               Môi trường không khí ô nhiễm tác động rất lớn đến sức khỏe con người
          và hệ sinh thái. Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí đối với con người
          là rất nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường không khí chính là tác nhân chính
          khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp và ung thư ngày càng tăng. Theo
          WHO, ô nhiễm môi trường không khí gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm,
          trong đó Châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 4 triệu ca. Chúng không
          những cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mà còn gây thiệt hại kinh tế
          gần 5 nghìn tỷ USD mỗi năm. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên
          thế giới sau tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành
          mạnh (VH, 2021). Điều đáng nói là 91% ca tử vong do ô nhiễm không khí
          nằm ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, nhất là khu vực Nam
          Á và Đông Nam Á. Nghiên cứu mới đây ở Cần Thơ dựa trên số liệu ô nhiễm
          không khí và tỷ lệ bệnh hô hấp giai đoạn 2015 - 2018 cho thấy nồng độ PM10
                                   3
                                                                                  3
          trung bình ở mức 51 μg/m , thấp hơn so với Quy chuẩn quốc gia (150 μg/m )
          nhưng cao hơn so với chuẩn của WHO (45 μg/m ) và khi nồng độ PM10 tăng
                                                        3
          lên 10 μg thì rủi ro bệnh hô hấp tăng lên 2,5% (Le et al., 2022).
               Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường không khí,
          nhà nước và chính phủ đã có nhiều chính sách để kiểm soát ô nhiễm không
          khí. Hiện tại, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: (i) Tổ chức, hộ gia đình,
          cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác
          động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy
          định của pháp luật; (ii) Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc,
          giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật;
          (iii) Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh
          báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng; và (iv) Các
          nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo



          68
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84