Page 76 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 76

trung ương, ủy ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền của mình ban hành các
          văn bản dưới luật để triển khai các hoạt động quản lý tại địa phương. Theo
          đánh giá của các sở tài nguyên và môi trường, công tác quản lý nhà nước về
          tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước mặt cũng như nước dưới đất thời
          gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi
          trường nước vẫn còn xảy ra, có nguy cơ gia tăng, chưa đáp ứng được yêu cầu
          phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

               Nguyên nhân của những hạn chế này chủ yếu là do một số cấp ủy, chính
          quyền chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo công tác khai thác, sử dụng và bảo
          vệ tài nguyên nước; nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường của một số doanh
          nghiệp và nhân dân chưa đầy đủ; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
          quản lý tài nguyên và môi trường còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng,
          nhất là ở cấp huyện và cấp xã; một số hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
          môi trường nước chưa được phát hiện, xử lý kịp thời; sự phối hợp giữa các
          cấp, các ngành, các địa phương có liên quan trong công tác quản lý tài nguyên
          và bảo vệ môi trường còn thiếu chủ động, chưa chặt chẽ; nguồn lực đầu tư
          chưa tương xướng với nhiệm vụ được giao, hệ thống quan trắc môi trường
          chưa đầy đủ, còn lạc hậu; việc kêu gọi đầu tư xã hội hóa công tác bảo vệ môi
          trường còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về tài
          nguyên và bảo vệ môi trường nước chưa đáp ứng yêu cầu; hiệu suất sử dụng
                                                          3
          nước còn thấp (chỉ 2,37 USD của GDP cho một m nước sử dụng so với mức
          bình quân của toàn cầu là 19,4 USD; theo WB, 2019).

               Do vậy, để quản trị tài nguyên nước hiệu quả trong tương lai, vừa bảo
          vệ nguồn nước khỏi ô nhiễm, vừa tăng hiệu suất sử dụng, vừa đối phó với các
          thách thức từ phát triển thượng nguồn sông Mekong và nước biển dâng đòi
          hỏi phải thay đổi cách tiếp cận theo hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước
          dựa trên ba trụ cột cơ bản là hiệu quả kinh tế, bền vững môi trường sinh thái
          và công bằng xã hội cho tất cả các bên có liên quan tham gia vào các chương
          trình, dự án từ lúc lập quy hoạch đến sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng
          tài nguyên. Do chế độ thủy văn dòng chảy đặc trưng, tài nguyên nước ĐBSCL
          nên được khai thác theo hướng thuận tự nhiên, chủ động sống chung với lũ,
          với hạn mặn như tinh thần Nghị quyết 120/NQ-CP (Chính phủ, 2017b). Để
          làm được điều này, Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL và Tiểu ban lưu vực
          sông Mekong phải làm việc tích cực để hoàn thành tốt chức năng và nhiệm
          vụ như đã nêu trong các quyết định thành lập.




                                                                                 65
   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81