Page 71 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 71

có diện tích rừng lớn nhất đồng bằng nên cần tận dụng để phát triển
                  hệ thống nông - lâm kết hợp theo hướng sinh thái, hữu cơ, kết hợp
                  du lịch sinh thái. Đảm bảo đủ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất.
                  Chuẩn bị sẵn sàng phòng chống, ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại thiên
                  tai, sạt lở bờ biển.
               Theo định hướng quy hoạch sử dụng đất, khác biệt chính giữa phân
          vùng nông nghiệp hiện tại và đề xuất quy hoạch trong thời gian tời là giảm
          dần diện tích lúa ở các vùng nước lợ (Tiền Giang, Bến Tre), mở rộng mô hình
          lúa-tôm ở Trà Vinh và Sóc Trăng; mở rộng trồng cây ăn trái ở Vĩnh Long và
          Hậu Giang; tập trung nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở vùng giữa sông Hậu và
          sông Tiền ở An Giang và Đồng Tháp; luân canh trồng lúa và rau màu ở các
          khu vực nước ngọt tại vùng giữa đồng bằng (Long An, Tiền Giang, Kiên
          Giang và Sóc Trăng); mở rộng diện tích rừng (An Giang, Long An, Cà Mau,
          Kiên Giang và bờ biển phía Đông), và phát triển nuôi trồng hải sản trên biển
          (Kiên Giang, Bến Tre và Trà Vinh) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021).

               Một số hệ quả trong sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSCL là sự khai thác
          quá mức tài nguyên đất đai và do việc sử dụng nhiều hóa chất nông nghiệp
          làm thay đổi các đặc tính hoá lý, phì nhiêu đất, dẫn đến tình trạng suy giảm
          độ  phì  nhiêu  đất,  ô  nhiễm  đất  (Gương,  2002;  Khoa,  2003;  Katherine  &
          Hendrik, 2010, Thiệt và ctv., 2014). Bên cạnh đó, canh tác nông nghiệp nói
          chung đang đối mặt với sự thiếu nước tưới do nhiều nguyên nhân: gia tăng
          dân số, công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn (Bouman
          & Tuong, 2001; Tuan & Guido, 2007).

               Về  khung  pháp  lý,  quy  hoạch  và  quản  lý  tài  nguyên  đất  đai  vùng
          ĐBSCL chủ yếu thực hiện theo Luật Quy hoạch (Quốc hội, 2017) và Luật
          Đất đai (Quốc hội, 2013) quy định việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê
          duyệt, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai. Theo đó, một số văn
          bản nhà nước có mức độ ảnh hưởng lớn đến biến đổi sử dụng đất ĐBSCL bao
          gồm Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ
          về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết số
          110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành
          Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy
          hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật
          Quy hoạch. Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2020 về việc bổ
          sung các quy hoạch tại Phụ lục Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào
          quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại
          điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết

          60
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76