Page 81 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 81

3
          trong những năm gần đây, cụ thể từ 520,70 nghìn m  năm 1995, lên 610,50
                                              3
                 3
          nghìn m  năm 2010 và 805,90 nghìn m  trong năm 2020 (Tổng cục Thống kê,
          2022). Nghị quyết số 120/NQ-CP đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi tỷ lệ che phủ
          rừng vào năm 2050 (9% tổng diện tích đất so với 4,3% vào năm 2016). Chỉ
          tiêu này có thể đạt được thông qua nhiều biện pháp bảo vệ và mở rộng rừng
          được đề xuất trong nhiều quyết định liên quan đến các loại rừng khác nhau
          (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất). Bên cạnh đó, ĐBSCL có
          nhiều khu vực bảo tồn được quốc tế đánh giá cao, bao gồm: (i) 04 Khu Ramsar
          (vùng nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar) là Vườn Quốc
          gia (VQG) Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp; VQG Mũi Cà
          Mau, thuộc huyện Ngọc Hiển, Cà Mau; Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen,
          tỉnh Long An và VQG U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (2016); (ii) 02 Khu
          dự trữ sinh quyển thế giới (Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên
          Giang; Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau) và 01 Vườn di sản ASEAN (VQG
          U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang). Đa dạng sinh học ĐBSCL giàu có thuộc
          hàng đầu thế giới. Gần như toàn bộ hệ sinh thái ĐBSCL có thể xem là hệ sinh
          thái đất ngập nước. Tuy nhiên, phần lớn rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng ngập
          mặn và rừng tràm đã bị khai thác hoặc cạn kiệt. Khai thác cát quá mức ở các
          nhánh sông sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định của bờ sông. Suy thoái
          vành đai rừng ngập mặn và suy giảm khả năng giữ trầm tích dọc cửa sông và
          bờ biển làm giảm tính ổn định của hệ thống phòng lũ ven biển (Bộ Kế hoạch
          và Đầu tư, 2021). Từ năm 2010 tới nay, sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp
          và có mức độ gia tăng cả về phạm vi và mức độ nghiêm trọng, uy hiếp trực
          tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn
          các công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng vùng ven biển và làm suy
          thoái rừng ngập mặn ven  biển. Trung bình  hàng năm, xói lở đã làm mất
          khoảng 300 ha đất rừng ngập mặn ven biển (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
          Nông thôn, 2019). Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất rừng là
          do cháy rừng, hay sự chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp khác như
          nuôi tôm. Suy thoái rừng tự nhiên do khai thác quá mức các sản phẩm gỗ và
          lâm sản ngoài gỗ. Sự đa dạng sinh học của ĐBSCL đã và đang suy thoái trầm
          trọng do mất sinh cảnh, ô nhiễm môi trường nước và sự rối loạn chế độ thủy
          văn (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021).
               Về khung pháp lý, quản lý tài nguyên và môi trường rừng ở ĐBSCL
          chủ yếu thực hiện theo Luật Lâm nghiệp (Quốc hội, 2017) quy định cụ thể về
          quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản;
          Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004; Quyết định số



          70
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86