Page 83 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 83

định số 120/2015/QĐ-TTg, 2015), nhằm duy trì diện tích rừng ngập mặn và
          trồng rừng/tái trồng rừng các khu vực suy thoái rừng ngập mặn để tăng cường
          chức năng bảo vệ thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; Đề án “Bảo vệ
          và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc
          đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030”, Chính phủ đã đặt mục tiêu trồng
          mới 20.000 ha, bao gồm 9.800 ha rừng ngập mặn phòng hộ chắn sóng, lấn
          biển; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều
          hình thức khác nhau; khuyến khích thực hiện các chính sách cung ứng dịch
          vụ môi trường, thu phí dịch vụ môi trường phục vụ công tác bảo vệ và phát
          triển rừng bền vững.

               4.4.5  Tài nguyên đa dạng sinh học

               Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái
          trong tự nhiên (Luật Đa dạng sinh học, 2018). ĐBSCL với diện tích gần
          4 triệu ha, là vùng đất ngập nước rộng lớn và đa dạng về sinh học. Hiện nay,
          phần lớn diện tích đất ngập nước ĐBSCL đã được canh tác nông nghiệp, các
          điểm nóng đa dạng sinh học chủ yếu là trong các khu bảo tồn chỉ chiếm chưa
          đến 10% diện tích đất ĐBSCL. Theo số liệu của ngành lâm nghiệp, vùng
          ĐBSCL có 98 loài cây rừng ngập mặn; có đến 36 loài thú, 182 loài chim,
          34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư ở các hệ sinh thái đất ngập nước; vùng biển
          và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản. Theo Quyết định số 1107/QĐ-
          BTNMT ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
          trường công bố về danh mục các khu bảo tồn, ĐBSCL có 05 Vườn quốc gia
          (VQG) với mức độ và giá trị đa dạng sinh học cấp quốc gia (VQG U Minh
          Hạ - Cà Mau, VQG Phú Quốc - Kiên Giang, VQG Tràm Chim - Đồng Tháp
          và VQG U Minh Thượng - Kiên Giang); 04 khu dự trữ thiên nhiên (KDTTN)
          cấp Quốc gia (KDTTN Hòn Chông - Kiên Giang, KDTTN Láng Sen - Long
          An, KDTTN Thạnh Phú - Bến Tre, KDTTN Lung Ngọc Hoàng - Hậu Giang)
          và 02 KDTTN cấp địa phương (KDTTN Ấp Canh Điền - Bạc Liêu, KDTTN
          Long Khánh - Trà Vinh); 04 khu bảo tồn loài sinh cảnh (KBTLSC) cấp địa
          phương (Sân Chim Đầm Dơi – Cà Mau; Vườn Chim Bạc Liêu – Bạc Liêu;
          KBTST  Đồng  Tháp  Mười  –  Tiền  Giang,  Rừng  Cụm  Đảo  Hòn  Khoai  –
          Cà Mau) và 01 KBTLSC cấp quốc gia (KBT biển Phú Quốc – Kiên Giang);
          06 khu bảo vệ cảnh quan (KBVCQ) cấp địa phương (KBVCQ Núi Sam –
          An Giang, KBVCQ Thoại Sơn – An Giang, KBVCQ Tức Dụp – An Giang,
          KBVCQ Xẻo Quýt – Đồng Tháp, KBVCQ Gò Tháp – Đồng Tháp).




          72
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88