Page 82 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 82

18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về
          việc phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020;
          Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính
          phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 -
          2020; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 1 năm 2014 đã ghi rõ kế
          hoạch bảo vệ và phát triển bền vững 30.000 ha hệ sinh thái rừng ngập mặn tự
          nhiên; hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Phú Quốc; các hệ sinh thái
          rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm tại Tràm Chim, U Minh, Trà Sư.
          Quyết định 120/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính
          phủ phê duyệt “Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến
          đổi khí hậu giai đoạn 2014 - 2020”. Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 03 tháng
          02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch
          bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc
          phục hồi và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng tâm; kết hợp hài hòa giữa bảo
          vệ rừng tràm, rừng ngập mặn với phát triển các sinh kế từ rừng, đặc biệt là
          thủy sản sinh thái dưới tán rừng và du lịch sinh thái; phát triển các mô hình
          quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

               Nguyên nhân của sự suy thoái và mất diện tích rừng có thể kể đến là do
          quản lý kém hiệu quả của địa phương và các công ty lâm nghiệp, một số chính
          sách trong quản lý bảo vệ rừng, giao khoán rừng còn chồng chéo, không còn
          phù hợp ở địa phương nhưng chưa được điều chỉnh. Công tác thực thi pháp
          luật lâm nghiệp còn hạn chế dù nhận được sự quan tâm của các cấp chính
          quyền và cả lực lượng kiểm lâm quan tâm. Nhận thức của người dân và cộng
          đồng địa phương còn hạn chế. Một số bất cập trong tổ chức bộ máy quản lý
          lâm nghiệp, trách nhiệm giữa các bên có liên quan chưa rõ ràng. Chính sách
          thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng còn chưa
          hiệu quả.

               Do vậy, việc bảo vệ và quản lý rừng ngập mặn mang tính hệ thống có
          mức độ ưu tiên cao nhằm duy trì và phát triển nền kinh tế toàn vùng. Quản lý
          tổng hợp và hệ thống vùng ven biển sẽ là động lực tạo ra các cơ hội bảo tồn
          đa dạng sinh học, bảo vệ bờ biển và hỗ trợ sinh kế cho người dân ở vùng ven
          biển. Vành đai rừng ngập mặn cần phải được phục hồi tại các điểm dễ sạt lở
          dọc bờ biển Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền
          Giangbằng việc xây dựng các công trình chắn sóng, tái trồng rừng và áp dụng
          các thực tiễn quản lý bền vững, hoàn thành việc lập quy hoạch kể hoạch bảo
          vệ và phát triển rừng. Thực hiện tiếp tục các dự án về bảo vệ và phát triển
          rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết


                                                                                 71
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87