Page 85 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 85
kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với
biến đổi khí hậu.
Các văn bản của nhà nước được ban hành đã chỉ ra vai trò quan trọng
của đa dạng sinh học, cũng như thể hiện được sự quan tâm của nhà nước trong
công tác duy trì, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học. Tuy nhiên, ĐBSCL
hiện nay đang đứng trước nguy cơ sụt giảm loài gây ra bởi tác động tiêu cực
của con người và ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Các thiên tai như lũ lụt, hạn
hán, xâm nhập mặn do mực nước biển dâng cao, sạt lở bờ sông, nước dâng
do bão,… đã và đang tiếp tục tác động đến môi trường sống và sự phát triển
của các thành phần loài trong đa dạng sinh học. Cụ thể, các khu vực Đồng
Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên hầu hết các đồng cỏ tự nhiên hiện nay
cũng đã được cải tạo thành các vùng trồng lúa ảnh hưởng đến sinh cảnh của
một số loài nguy cấp, đồng thời làm mai một một số nguồn gen hoang dại
quan trọng của Việt Nam. Ngoài ra, khi đề cập về những nguyên nhân trực
tiếp gây suy giảm, suy thoái đa dạng sinh học, chiến lược quốc gia về đa dạng
sinh học đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã nhắc đến vấn đề ô
nhiễm. Các hoạt động nuôi cá tra, ba sa và các loài thủy hải sản theo hình thức
công nghiệp với mật độ cao ở ĐBSCL gây ô nhiễm hữu cơ nhiều vực nước,
tác động đến hệ sinh thái tự nhiên và quần xã thủy sinh tại đây.
Do đó, việc tiến hành quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và bảo
vệ đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước, các sân chim tự nhiên, các rừng
đặc dụng ngập mặn phòng hộ ven biển,… cần được phát huy theo tiềm năng
và đặc trưng của mỗi khu vực. Mở rộng liên kết, hợp tác với các tổ chức bảo
tồn đa dạng sinh học trong và ngoài nước. Tăng cường bảo tồn và phục hồi
các loài hoang dã nguy cấp, đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ, và loài di cư. Duy trì công tác quản lý và bảo tồn nguồn
gen, phát huy lợi ích của đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững, phòng
chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện nghiêm các biện
pháp xử phạt các hoạt động gây tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học.
4.5 KẾT LUẬN
Quản trị tài nguyên và môi trường ở ĐBSCL trong thời gian qua đã có
những bước phát triển, nhiều chính sách từ trung ương đến địa phương đã
được ban hành để hạn chế tác động tiêu cực đến tài nguyên đất, nước, không
khí, rừng và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, chất lượng tài nguyên đang có xu
hướng bị suy thoái và môi trường ngày càng ô nhiễm. Nguyên nhân tập trung
vào 4M: (i) Man – nguồn nhân lực cho công tác quản trị tài nguyên và môi
74