Page 84 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 84

Về khung pháp lý, quản lý tài nguyên môi trường về đa dạng sinh học
          ở ĐBSCL được thực hiện theo Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH
          do Quốc hội ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ
          ngày  01  tháng  01  năm  2019  (thay  thế  cho  Luật  đa  dạng  sinh  học  số
          20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội). Ngoài ra, còn có
          các văn bản pháp lý có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học được ban hành
          như Nghị định 160/2013/NĐ-CP Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý
          loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Thông tư
          14/2013/TT-BTNMT Quy định về quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế -
          kỹ thuật thiết kế, xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng
          đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển; Thông tư 25/2016/TT-BTNMT
          Hướng dẫn mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh
          học và mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp,
          quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Thông tư
          50/2016/TT-BTNMT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm
          định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy
          cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định 59/2017/NĐ-CP về quản lý
          tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen. Đặc biệt các
          đề án, chiến lược quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát triển bền vừng đa
          dạng sinh học cấp quốc gia nói chung, và khu vực ĐBSCL nói riêng cũng
          lần lượt được phê duyệt thực hiện. Cụ thể, quyết định 79/2007/QĐ-TTg phê
          duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và
          định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị
          định thư Cartagena về An toàn sinh học"; Quyết định 102/2007/QĐ-TTg về
          việc phê duyệt "Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học
          đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật
          biến đổi gen từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An
          toàn sinh học". Mặc khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã công bố
          nội dung chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn
          đến năm 2030 theo quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013
          với mục tiêu hướng đến các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, loài, nguồn gen
          nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và sử dụng bền vững. Gần đây nhất, Thủ
          tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến
          năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28
          tháng 01 năm 2022. Mục tiêu của chiến lược nhằm gia tăng diện tích các hệ
          sinh thái tự nhiên được bảo vệ, phục hồi và bảo đảm tính toàn vẹn, kết nối;
          đa dạng sinh học được bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển




                                                                                 73
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89