Page 78 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 78

Bảng 4.1. Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
          giữa Việt Nam và WHO
                Thông số     Việt Nam (QCVN 05:2013/BTNMT)          WHO (2021)
           TT
                      3
                 (μg/m )   TB 1 giờ  TB 8 giờ  TB 24 giờ  TB năm  TB 24 giờ  TB năm
           1  SO 2           350       -        125       50       40         -
           2  CO            30.000   10.000      -         -      4.000       -
           3  NO 2           200       -        100       40       25        10
           4  O 3            200      120        -         -        -         -
           5  TSP            300       -        200       100       -         -
           6  Bụi PM 10       -        -        150       50       45        15
           7  Bụi PM 2,5      -        -         50       25       15         5
           8  Pb              -        -        1,5       0,5       -         -
               (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013; WHO, 2021)

               Môi trường không khí ở ĐBSCL tương đối “trong lành” nhưng cũng
          đang dần bị ô nhiễm do tác động của con người, nhất là ở các khu đô thị, khu
          công nghiệp, nhà máy chế biến hay vào mùa “đốt đồng” ở khu vực nông thôn.
          Nghiên cứu của Bang et al. (2018) tại thành phố Cần Thơ cho thấy ước tính
          lượng khí thải NOx năm 2015 là 10.352 tấn, CO là 419.856 tấn, SO2 là 1.733
          tấn và TSP là 27.328 tấn. Nghiên cứu cũng cho thấy ba nguồn thải chính tại
          Cần Thơ là giao thông, công nghiệp và đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch; riêng
          các hoạt động giao thông và công nghiệp đã đóng góp 80% tổng NOx, 90%
          tổng SO2, 75% tổng CO và 60% tổng TSP. Đối với hoạt động đốt đồng, ước
          tính đóng góp 29% tổng TSP, 20% tổng NOx, 19% tổng CO, và 9% tổng SO2
          của toàn thành phố. Kết quả chạy mô hình đánh giá ô nhiễm không khí cho
                                                                              3
          thấy giá trị nồng độ O3 cao nhất trung bình 1 giờ có thể đạt 206 μg/m , cao
          hơn so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
                     3
          là 200 μg/m  (Bảng 4.1). Hay hàm lượng TSP trung bình 1 giờ ở các trạm
                                                                                  3
                                                    3
          quan trắc giao thông có khi lên đến 357 μg/m  so với Quy chuẩn là 300 μg/m
          (Bảng 4.1). Nghiên cứu của Phuong et al. (2021) về tác động của đốt đồng
          đến chất lượng không khí tại chỗ ở các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long
          và thành phố Cần Thơ cho thấy nồng độ TSP, PM10 và PM2,5 trong không khí
          rất cao so với giá trị nền và cao hơn so với Quy chuẩn Việt Nam. Chẳng hạn,
                                                                               3
          nồng độ TSP trong không khí khi đốt đồng ở Vĩnh Long là 3.530 μg/m  và
                                3
          Cần Thơ là 3.185 μg/m , cao hơn rất nhiều so với Quy chuẩn Việt Nam chỉ
                   3
          200 μg/m , tương tự các thông số về bụi mịn cũng vượt ngưỡng cho phép rất

          lớn (Bảng 4.2).




                                                                                 67
   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83