Page 73 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 73

toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất
          đai cần: khuyến khích sử dụng bền vững tài nguyên nước theo phương châm
          “sống chung với nước ngọt, nước lợ và nước mặn”; khuyến khích hệ thống tự
          nhiên và nhân tạo thích ứng tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu và phát
          triển thượng nguồn; tăng cường quản lý và kiểm soát ô nhiễm đất và tình trạng
          thoái hoá đất; thúc đẩy sản xuất bền vững và chất lượng môi trường của sản
          phẩm. Chuyển đổi nông nghiệp, sử dụng đất đòi hỏi các biện pháp liên ngành
          và liên tỉnh nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp để phản ánh tốt hơn khả
          năng thích hợp đất đai và các tác động trong tương lai như biến đổi khí hậu,
          cùng với cải tiến thực tiễn canh tác và khuyến khích nâng cao giá trị gia tăng
          từ nông sản thông qua các trung tâm chế biến được đặt ở vị trí chiến lược trên
          các mạng lưới giao thông đa phương thức được cải tạo, nâng cấp và mở rộng,
          phục  vụ  các  vùng  sản  xuất  và  thị  trường.  Để  đảm  bảo  Quy  hoạch  vùng
          ĐBSCL được thực thi một cách hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp như
          sau: Đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa lập quy hoạch và lập ngân sách; Đảm
          bảo sự nhất quán giữa các quy hoạch cấp tỉnh/thành phố với quy hoạch vùng;
          Có cơ chế tài trợ vùng chính thức cho các cơ sở hạ tầng cấp vùng để đảm bảo
          chia sẻ công bằng lợi ích nảy sinh từ liên kết; cơ chế thu hút đầu tư từ khu
          vực ngoài nhà nước; Thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá thực hiện quy hoạch
          có hiệu lực; Hoàn thiện thể chế điều phối vùng ĐBSCL; Phát huy các sáng
          kiến tiểu vùng trong thực hiện các định hướng, giải pháp chính sách và các
          dự án, chương trình đầu tư liên kết vùng đề xuất trong Quy hoạch vùng.

               4.4.2  Tài nguyên và môi trường nước
               Tài nguyên nước ở ĐBSCL tương đối dồi dào kể cả nước mặt và nước
          dưới đất nhưng đang bị khai thác quá mức, trong khi điều kiện thủy văn phức
          tạp và quản lý chưa hiệu quả, dẫn đến hiện tượng ô nhiễm và suy thoái ngày
          càng  trầm  trọng.  Nhờ  lượng  mưa  cao  với  mức  bình  quân  khoảng  1.600
          mm/năm và lượng nước dồi dào từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, tổng
                                                         3
          dòng chảy nước mặt ở ĐBSCL ước đạt 500 tỷ m /năm, tương đương 30.000
           3
          m /người/năm,  cao  hơn  so  với  mức  bình  quân  của  Việt  Nam  là  9.600
                                                    3
           3
          m /người/năm hay của thế giới chỉ 7.400 m /người/năm; tuy nhiên, khoảng
          90% lượng nước mặt ở ĐBSCL có nguồn gốc từ ngoài lãnh thổ Việt Nam
          (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012; Tỷ và ctv., 2016). Chế độ thủy văn ở
          ĐBSCL rất phức tạp do mạng lưới sông ngòi chằng chịt và chịu ảnh hưởng
          của dòng chảy sông Mê Công, chế độ bán nhật triều Biển Đông, nhật triều
          Biển Tây và lượng mưa nội vùng. Hàng năm, có đến 90% lượng mưa tập
          trung vào sáu tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), cùng với lượng nước


          62
   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78