Page 69 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 69

cũng có nhiều hoạt động đóng góp vào hoạt động quy hoạch, sử dụng tài
          nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.
          Trong khi đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm tuyên truyền, vận
          động các tổ chức thành viên và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường và sử
          dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; thực hiện tư vấn, phản biện, giám sát
          việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
          trường. Các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng có trách nhiệm
          tuân thủ pháp luật về quản lý tài nguyên và tham gia các hoạt động bảo vệ
          môi trường; đồng thời cũng có quyền tư vấn, phản biện, kiến nghị cơ quan
          nhà nước xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ
          môi trường tại cộng đồng. Gần đây các tổ chức mang tính bao trùm toàn vùng
          ĐBSCL cũng được thành lập như Hội đồng điều phối vùng được thành lập
          năm 2020 với chức năng tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và giúp
          Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
          liên kết vùng, phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
          (Quyết định 825/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 6 năm
          2020). Đến 2021, Tiểu ban lưu vực sông Mekong cũng được thành lập với
          nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất phương hướng và giải pháp để giải quyết những
          vấn đề quan trọng liên quan đến tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu
          vực sông Cửu Long, kể cả quản lý chung với Campuchia (Quyết định 07/QĐ-
          UBMC của Ủy ban sông Mekong Việt Nam ngày 17 tháng 02 năm 2021).

               Như vậy, thể chế về quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam nói
          chung và ĐBSCL nói riêng được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa
          phương, không chỉ có các cơ quan chính phủ mà còn có nhiều bên tham gia.
          Phần tiếp theo sẽ phân tích cụ thể về quản trị tài nguyên và môi trường trong
          một  số  lĩnh  vực  như  nước,  đất,  không  khí,  rừng,  và  đa  dạng  sinh  học  ở
          ĐBSCL.

               4.4  QUẢN  TRỊ  TÀI  NGUYÊN  VÀ  MÔI  TRƯỜNG  MỘT  SỐ
          LĨNH VỰC

               4.4.1  Tài nguyên và môi trường đất
               ĐBSCL đã được hình thành từ sự lắng đọng trầm tích phù sa sông
          Mekong và trầm tích lắng đọng trên biển trong nhiều thiên niên kỷ. Với độ
          cao trung bình từ 0,5 đến 0,8 m so với mực nước biển trung bình, ĐBSCL
          được  xem  là  vùng  đồng  bằng  sông  thấp  nhất  trên  thế  giới.  Phần  lớn  đất
          ĐBSCL là đất phù sa dọc theo hai nhánh sông chính và đất phèn ở vùng xa
          sông ở ven biển Tây, Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, đất mặn dọc


          58
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74