Page 75 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 75

nhiều, làm cho mực nước ngầm ngày càng tụt sâu, dẫn đến nguy cơ sụt lún,
          nhất là ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh
          Bạc Liêu (2016), toàn tỉnh có khoảng 130.000 giếng nước dưới đất của các tổ
          chức, hộ gia đình cá nhân; hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khai
          thác, sử dụng nước dưới đất; 2 nhà máy cấp nước đô thị; 92 trạm cấp nước
          sinh hoạt tập trung nông thôn và một số trạm cấp nước do doanh nghiệp tư
          nhân đầu tư; với khoảng 100 cơ sở hành nghề khoan nước dưới đất; tổng
                                                              3
          lượng nước tiêu thụ trên địa bàn tỉnh khoảng 400.000 m /ngày đêm, từ đó dẫn
          đến tình trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tràn lan, làm cho nguồn nước
          bị cạn kiệt, ô nhiễm, xâm nhập mặn, có nguy cơ sụt lún đất và các công trình
          trên đất, ảnh hưởng đến tài nguyên nước dưới đất. Theo số liệu quan trắc tại
          Bạc Liêu, ở tầng Pleistocenne trung-thượng (qp2-3), mực nước tụt giảm trung
          bình 0,5 m/năm. Kết quả này cũng phù hợp với đánh giá của Ngân hàng Thế
          giới (WB, 2019), theo đó, mực nước ngầm ở ĐBSCL giảm bình quân mức
          0,2 - 0,4 m/năm; các tỉnh có mực nước ngầm giảm nhanh là Long An, Trà
          Vinh và Cà Mau với tốc độ 0,5 - 0,9 m/năm; trong khi đó Hậu Giang, Cần
          Thơ, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Vĩnh Long giảm với tốc độ 0,3 - 0,5 m/năm. Cũng
          theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, sụt lún đất ở ĐBSCL đang diễn ra với
          tốc độ từ 1,0 đến 3,0 cm/năm; riêng ở Cà Mau là 1,9 đến 2,8 cm/năm.

               Về khung pháp lý, quản lý tài nguyên và môi trường nước ở ĐBSCL
          chủ yếu thực hiện theo Luật Tài nguyên nước (số 17/2012/QH13) và Luật
          Bảo vệ môi trường (số 72/2020/QH14). Một trong những nguyên tắc cơ bản
          trong quản lý tài nguyên nước là “Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý,
          bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát
          triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh” (Điều 4 của
          Luật Tài nguyên nước 2012). Trong khi đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu
          rõ “Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công
          khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi
          trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng
          cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất
          thải” (Điều 4); luật này cũng dành riêng Mục 1 ở Chương 2 nói về bảo vệ
          môi trường nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất và nước biển. Ngoài Luật
          Tài nguyên nước và Luật Bảo vệ môi trường, còn có các luật liên quan đến
          quản lý tài nguyên và môi trường nước như Luật Thuế tài nguyên, Luật Thủy
          lợi, Luật Đê điều, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản, Luật Lâm
          nghiệp, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Luật Khí
          tượng Thủy văn,... Dựa trên các văn bản luật này, Chính phủ, các cơ quan



          64
   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80