Page 72 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 72

số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ; Quyết định số
          2908/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi
          trường và theo các quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
          của các tỉnh, thành phố trong vùng (2018) của Thủ tướng. Quyết định số
          324/2020/QĐ-TTg ngày 2 tháng 3 năm 2020 phê duyệt Chương trình tổng
          thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng
          ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 287/QĐ-TTg
          ngày 28 tháng 2 năm 2022  của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy
          hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
          năm 2050; Quyết định 825/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2020 về việc thành
          lập và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng
          sông Cửu Long giai đoạn 2020-2025. Để tăng cường liên kết vùng, Thủ tướng
          Chính phủ đã ban hành Quyết định 593/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2016
          thí điểm quy chế liên kết vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Quyết
          định đã xác định rõ 7 lĩnh vực trong liên kết vùng gồm: (i) Liên kết trong lập
          quy hoạch, kế hoạch, đầu tư; (ii) Liên kết đầu tư; (iii) Liên kết sản xuất;
          (iv) Liên kết trong ứng phó với biến đổi khí hậu; (v) Liên kết trong xúc tiến
          đầu tư; (vi) Thiết lập hệ thống thông tin vùng; và (vii) Xây dựng thể chế và
          ba hoạt động thí điểm quy chế liên kết vùng ĐBSCL. Theo đó, tích hợp quy
          hoạch đang được triển khai áp dụng là phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối
          hợp đồng bộ giữa các ngành, lỉnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử
          dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong lập quy hoạch nhằm mục tiêu
          cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
               Một số nguyên nhân của tồn tại trong sử dụng đất ở ĐBSCL là do công
          tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai dưới tác động của biến
          đổi khí hậu, nước biển dâng và thiên tai, mang tính liên ngành và liên tỉnh.
          Tuy nhiên, các can thiệp cho đến nay phần lớn đều mang tính cục bộ ở từng
          địa phương hoặc được tổ chức theo từng ngành. Điều này có nghĩa là các giải
          pháp cấp vùng tiềm năng với cái nhìn toàn diện hơn có thể đã bị bỏ lỡ, trong
          khi mâu thuẫn và chồng chéo giữa các dự án có thể gây ra tác động tiêu cực
          và thiếu hiệu quả do thiếu phối hợp. Sự vắng mặt của cơ cấu điều phối vùng
          một cách rõ ràng; chia sẻ dữ liệu bị hạn chế giữa các ngành và giữa các tỉnh;
          và năng lực hạn chế ở một số đơn vị ở tất cả các cấp.

               Do vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, công tác quy hoạch và định
          hướng sử dụng đất đai làm sao phát huy được lợi thế so sánh của vùng để giải
          quyết các mâu thuẫn và chồng chéo giữa các ngành và các tỉnh; khai thác tối
          đa tiềm năng của vùng, và biến những thách thức thành cơ hội trong bối cảnh


                                                                                 61
   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77