Page 39 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 39

Long Xuyên. Phía đông của khu vực này là khu vực có thể bị ngập mặn quanh
          năm hoặc theo mùa gọi là vùng ven biển. Đặc biệt từ năm 1986, khu vực này
          đã được nhắm mục tiêu vừa để xây dựng đê biển, vừa để mở rộng nuôi tôm.
          Có bốn lưu vực chính hứng chịu các đợt gió mùa hàng năm từ tháng 8 đến
          tháng 12: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Vùng trũng xuyên Bassac
          và Bán đảo Cà Mau. Tất cả các khu vực này đều có đặc điểm là đất phèn và
          cực kỳ dễ bị tổn thương bởi lũ lụt và nước mặn xâm nhập ở nhiều khu vực.
          Với những nguy cơ về môi trường, những khu vực này nói chung đã dễ bị tổn
          thương hơn về mặt chính trị và kinh tế so với các vùng phù sa và ven biển.
          Hai đặc điểm địa chất nhỏ hơn ở đồng bằng bao gồm các khu vực đất than
          bùn và một nhóm những ngọn núi granit kéo dài qua biên giới hiện tại với
          Campuchia.




































                        Hình 2.3. Phân chia thủy văn thổ nhưỡng ĐBSCL
                                     (Nguồn: David, 2008)

               ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mekong và nước mưa. Cả hai nguồn này
          đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông
                                                 3
          Mekong chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m  và vận chuyển khoảng 150 – 200


          28
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44