Page 37 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 37
thủy sản và sản xuất nông nghiệp, như ở vùng Đất Mũi (Ngọc Hiển) tỉnh Cà
Mau, người dân địa phương đã khoanh vùng trồng lúa, màu, hoặc các loại cây
trồng cạn dọc theo các tuyến kênh nhờ nguồn nước mưa tại chỗ.
b) Nhóm đất mặn
Đất mặn là đất có chứa một lượng muối hòa tan cao gây ảnh hưởng bất
lợi đến sự sinh trưởng của cây trồng. Các muối hòa tan chủ yếu là sodium
chloride, sodium sulphate, calicium chloride, calcium sulphate, magnesium
chloride, magnesium sulphate, postasium chloride. Đất mặn được xác định
bằng cách đo độ dẫn điện của đất EC. Đo EC trong dung dịch trích bão hòa
(ECe) khi giá trị cao hơn 4 mS/cm. Phức hệ hấp thu trong đất mặn chủ yếu là
2+
2+
Ca và Mg . Phần trăm Na trên phức hệ hấp thu (ESP, exchange sodium
+
percentage) là ít hơn 15, pH thường thấp hơn 8,5. Nồng độ Na trong dung
2+
2+
dịch đất thường cao hơn Ca và Mg do lượng muối dễ hòa tan trong đất
chủ yếu là các muối Na. Tuy nhiên, do ái lực của cation có hóa trị cao của
2+
2+
Ca và Mg nên tỉ lệ hấp phụ của Na trên phức hệ hấp thu (SAR, sodium
adsorption ratio) của đất mặn thấp hơn 13.
Khi đo trị số EC trong đất với tỉ lệ đất nước 1:1, 1:1,2, 1:2,5, 1:5 thì
dung dịch được hòa tan hơn do dung dịch đất từ trích đất bão hòa. Có thể dự
đoán ECe dựa vào dung dịch trích đất nước có tỉ lệ khác nhau, nếu đất không
chứa lượng gypsum cao (Landon, 1991).
Theo Tân và ctv., (2014), có sự tương quan giữa EC (1:2,5) và ECe trích
2
**
bão hòa nước có sự tương quan chặt R = 0,95 . Do đó có thể giúp ước tính
giá trị ECe khi chỉ có giá trị EC đo ở tỷ lệ đất nước 1:2,5 với hệ số là 3,12.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hưng (2010), khảo sát 603 mẫu đất
nhiễm mặn lúa - tôm ở ĐBSCL cho thấy có sự tương quan chặt giữa ECe và
2
EC 1:1,25 (R = 0,89), với hệ số trung bình là 2,43.
Đất mặn thường liên kết với tính sodic. Đất mặn sodic là đất trung gian
giữa đất mặn và đất sodic, có chứa hàm lượng muối hòa tan natri cao như đất
mặn với ECe trên 4 mS/cm. Nhưng đất mặn sodic có Na hấp phụ cao, ESP
cao hơn 15 và SAR bằng hoặc cao hơn 13, cũng là đất bị nhiễm mặn, nhưng
+
đất sodic có hàm lượng muối hòa tan trung tính thấp nhưng hàm lượng Na
trên hệ hấp phụ của đất cao. Đất sodic có EC tương đối thấp, nhưng đất có
pH bằng hoặc trên 8,5. pH đất cao do sự thuỷ phân của sodium carbonate.
Na trên phức hệ hấp thu cũng có thể được thuỷ phân góp phần tăng pH đất
(Brady & Weil, 2002).
26