Page 35 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 35

Hình 2.2. Bản đồ phân bố đất ĐBSCL năm 2009
                                  (Nguồn: Minh và ctv., 2016)
               2.1.1.3  Nhóm đất phèn

               Tổng diện tích đất phèn ở ĐBSCL là 1.531.528,6 ha chiếm 36,46% diện
          tích đất tự nhiên và chiếm khoảng 88% tổng diện tích đất phèn cả nước và
          được phân bố chủ yếu các vùng sinh thái sau: Tứ giác Long Xuyên, Đồng
          Tháp Mười, Trũng Nam Sông Hậu và Bán đảo  Cà Mau. Đất  phèn  (Acid
          sulphate soil) là tên gọi dùng để chỉ tất cả các vật liệu sinh phèn và đất phèn
          mà kết quả của quá trình hình thành đất, acid sulfuric sẽ sản sinh, đang sản
          sinh hoặc đã sản sinh ra với một số lượng có ảnh hưởng lâu dài đến những
          đặc tính chủ yếu của đất (Pons, 1973). Đất phèn thường tập trung ở địa hình
          thấp trũng. Tầng mặt thường chứa nhiều hữu cơ và các tầng đất bên dưới là
          tầng chứa phèn hoạt động hoặc chứa vật liệu sinh phèn. Trong hệ thống phân
          loại, đất phèn được xác định bởi hai loại tầng chẩn đoán chính là tầng sinh
          phèn và tầng phèn. Đất chỉ có tầng sinh phèn được gọi là đất phèn tiềm tàng.
          Đất có tầng phèn và tầng sinh phèn gọi là phèn hoạt động (đất phèn hiện tại).
          Tùy theo độ sâu xuất hiện của 2 tầng này, đất phèn có thể chia ra thành các
          tiểu nhóm đất phèn khác nhau.

          24
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40